POW gặp khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025

Dù lợi nhuận Q1/2024 thấp do công suất hạn chế, SSI Research vẫn giữ đánh giá tốt về cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam. 
POW gap kho khan trong viec huy dong von dau tu cho giai doan 2021-2025
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng tốt trong năm 2025
POW ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu 6,2 nghìn tỷ đồng, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do sản lượng điện giảm 11% và giá điện nội địa giảm 11%. Lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 216 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ, tuy nhiên cao hơn dự báo của SSI Research nhờ thu nhập bất thường từ nhà máy Nhơn Trạch 2.
POW gap kho khan trong viec huy dong von dau tu cho giai doan 2021-2025-Hinh-2
KQKD Q1/2024 của POW 
Thiếu khí miền Nam và khó khăn tài chính EVN khiến sản lượng điện POW quý 1 giảm mạnh, nhất là nhà máy Nhơn Trạch (-99%, -86%). Tuy nhiên, điện than tăng cao (58% cơ cấu sản lượng) bù đắp phần nào. Sản lượng thủy điện giảm do hạn chế vận hành (Hủa Na -40%, Đắk Đrình -34%), trong khi Cà Mau 1 & 2 tăng trưởng ổn định nhờ nguồn khí dồi dào.
Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 của POW đang được triển khai khẩn trương với mục tiêu vận hành thương mại Nhà máy Nhơn Trạch 3 vào ngày 15/11/2024 và Nhà máy Nhơn Trạch 4 vào ngày 15/05/2025. Tuy nhiên, dự án đang gặp một số vướng mắc về giải phóng mặt bằng, đặc biệt là khu vực xây dựng kênh xả nước làm mát.
Một điểm tích cực là công ty đã hoàn thành 83% tiến độ EPC, ký hợp đồng mua bán điện tạm thời với EVN và thống nhất các hạng mục chính trong hợp đồng mua bán khí với PV GAS. Giá bán điện dự kiến cho 2 nhà máy là 1.800 - 1.900 đồng/kWh, đảm bảo lợi nhuận cho dự án.
POW gap kho khan trong viec huy dong von dau tu cho giai doan 2021-2025-Hinh-3
 Sản lượng tiêu thụ Q1/2024
Hiện, POW đang nỗ lực giải quyết các vấn đề còn tồn tại để đảm bảo tiến độ dự án. Công ty cũng đang lên kế hoạch tăng vốn để bù đắp cho khoản thiếu hụt và mở rộng đầu tư sang các dự án điện tiềm năng khác như nhà máy điện LNG Quảng Ninh.
Tại ĐHCĐ thường niên năm 2024, công ty đặt kế hoạch tăng trưởng đối với doanh thu và sản lượng nhưng lợi nhuận dự kiến giảm trong 2024. Cụ thể, kế hoạch tổng doanh thu và LNST của công ty lần lượt là 31,7 nghìn tỷ đồng (+9% svck) và 824 tỷ đồng (-36% svck). Theo SSI Research, kế hoạch LNST này khá thận trọng so với kế hoạch tổng doanh thu và sản lượng trên.
POW đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư cho giai đoạn 2021-2025. Theo kế hoạch kinh doanh, POW cần 7,75 nghìn tỷ đồng vốn tự có để thực hiện các dự án, bao gồm dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và kinh tế tăng trưởng chậm lại, tính đến cuối năm 2023, POW chỉ tích lũy được 4 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt 50% so với mục tiêu.
Hậu quả của việc thiếu hụt vốn là POW phải giữ lại lợi nhuận để bù đắp, dẫn đến việc không chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông từ năm 2021 và dự kiến tiếp tục trong năm 2023. Nhằm giải quyết triệt để vấn đề này, POW đang lên kế hoạch tăng vốn.
Năm 2024, POW đặt kế hoạch doanh thu 31.7 nghìn tỷ đồng và LNST 824 tỷ đồng, tương ứng tăng 9% và giảm 36% so với năm 2023. Mục tiêu này dựa trên giả định sản lượng điện phục hồi 16.7 tỷ kWh.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng POW khó đạt được kế hoạch do chỉ tiêu sản lượng điện (Qc) do NLDC giao chỉ là 12 tỷ kWh. SSI Research dự báo sản lượng giảm 3% và LNST đạt 731 tỷ đồng, thấp hơn 43% so với kế hoạch của POW.
Triển vọng năm 2025 của POW có vẻ khả quan hơn với dự kiến doanh thu 33.4 nghìn tỷ đồng và LNST 1.6 nghìn tỷ đồng, tăng lần lượt 34% và 104% so với năm 2024. Sự gia tăng này chủ yếu nhờ nhà máy Nhơn Trạch 2 hoạt động trở lại, khoản bồi thường 500 tỷ đồng từ sự cố kỹ thuật tại nhà máy Vũng Áng 1, và điều kiện thời tiết thuận lợi cho các nhà máy thủy điện. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý rằng LNST thực tế có thể thấp hơn do áp lực khấu hao và chi phí lãi vay liên quan đến nhà máy Nhơn Trạch 3.
Mặc dù POW dự báo có mức lợi nhuận thấp trong Q1/2024 do sản lượng giảm, kết quả kinh doanh quý này vẫn đáp ứng kỳ vọng và dự báo lợi nhuận năm 2024 được giữ nguyên. Nhờ triển khai LNG nhanh hơn dự kiến, dự án Nhơn Trạch 3&4 vận hành sớm hơn kế hoạch và ghi nhận khoản bồi thường sớm, cổ phiếu POW được SSI Research nâng hạng lên KHẢ QUAN với giá mục tiêu 12 tháng là 13.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá 14,9%.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý đến các rủi ro tiềm ẩn như nhu cầu điện yếu, biến động giá nguyên liệu, vấn đề tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, yếu tố bất ngờ về thời tiết, kỹ thuật và dự án Nhơn Trạch 3&4 trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Thảo Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN