Các doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển niêm yết trên sàn chứng khoán phần lớn đều báo lãi tăng mạnh trong quý 3 vừa qua. Theo đó, Vận tải dầu khí (PVTrans, PVT) ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 390 tỷ đồng, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ 2021. Sau 9 tháng, doanh nghiệp này có lãi trước thuế hơn 1.035 tỷ đồng, vượt 72% kế hoạch cả năm.
Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cũng có lợi nhuận sau thuế tăng hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 270 tỷ đồng. Một "ông lớn" khác thuộc ngành vận tải biển là Gemadept (GMD) cũng có kết quả kinh doanh thuận lợi với lãi quý 3 tăng hơn 76% lên gần 290 tỷ đồng. Sau 9 tháng, GMD cách đích kế hoạch lợi nhuận sau thuế khoảng 6%, tăng gần 84% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự, "anh cả" Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines, MVN) lãi ròng 9 tháng đạt hơn 2.770 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với cùng kỳ 2021 và vượt 10% kế hoạch cả năm.
|
Ngành cảng biển dự ảm đạm về cuối năm? |
Ngoài ra, Cảng Đà Nẵng (CDN), Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (DVP), Cảng Đồng Nai (PDN) và nhiều doanh nghiệp khác cũng nối gót các "ông lớn" báo lãi ròng khủng trong quý vừa qua.
Dù bức tranh kinh doanh tích cực, song cổ phiếu nhóm này trên sàn chứng khoán cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực trong bối cảnh VN-Index giảm mạnh. Tuy nhiên trong 2 phiên gần đây nhất, cổ phiếu ngành này đã dần phục hồi.
Đặc biệt vào cuối phiên 21/11, MVN khi cổ phiếu này tăng 7,8%. Cổ phiếu TMS cũng leo dốc mạnh mẽ 6,8%, các mã đầu ngành như GMD, ACV đều nằm trong sắc xanh.
Nhận định trong những tháng còn lại cuối năm, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá nhóm ngành vận tải này sẽ kém khả quan vào cuối năm.
Giá trị XNK hàng hóa container thông qua đường biển có dấu hiện hiệu chậm lại
VDSC ước tính tổng kim ngạch XNK hàng hóa theo phương thức container đường biển tăng trưởng +29% YoY, đạt 95 tỷ USD trong Q3-2022. Trong đó, giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ước tính lần lượt đạt 54 tỷ USD (+36% YoY) và 41 tỷ USD (+22% YoY).
Tốc độ tăng trưởng cao đạt nhờ mức nền thấp trong giai đoạn giãn cách xã hội Q3-2021. Tuy nhiên, so với quý trước tổng kim ngạch XNK giảm 4% QoQ với giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm lần lượt là 3% QoQ và 4% QoQ.
- Giá trị xuất khẩu dệt may giảm sút do lạm phát tăng cao và chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn tới nhu cầu chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu tại thị trường chính là Mỹ và EU suy yếu (hai thị trường chiếm tỷ trọng lần lượt 49% và 9% giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam).
-
- Thông thường, giá trị xuất khẩu Q3 hàng năm luôn đạt giá trị tăng trưởng trung bình khoảng 10% QoQ trong 7 năm trở lại đây (trừ năm 2021 do ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội) để chuẩn bị cho nhu cầu chi tiêu tăng lên trong dịp cuối năm.
-
- Ở chiều ngược lại, nhập khẩu nhóm hàng hóa máy móc, thiết bị, công cụ, phụ tùng và nhóm máy vi tính, sản phẩm điện tử, chiếm tỷ trong lớn lần lượt khoảng 15% và 8% theo phương thức container đường biển, ước tính Q3-2022 đạt 7,3 tỷ USD (+2% YoY, -9% QoQ) và 4,1 tỷ USD (+16% YoY, -3% QoQ). Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa vào Q3 thường thấp hơn so với Q2 hàng năm do đây không phải mùa cao điểm về nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam.
Tương đồng với những diễn biến về tình hình XNK, sản lượng thông qua cảng biển Q3-2022 tăng trưởng +10% YoY nhưng giảm -8% QoQ và đạt 6,1 triệu TEU. Lũy kế 9T2022, tổng sản lượng container thông quan đạt khoảng 12,7 triệu TEU (+ 5% YoY).
Trong đó, sản lượng container khu vực Hải Phòng (chiếm ~29% tổng sản lượng XNK container cả nước) đi ngang so với quý trước do Hải Phòng là khu vực giao thương chính với Trung Quốc và tổng kim ngạch XNK sang thị trường Trung Quốc không có nhiều thay đổi.
Trong khi đó, khu vực HCM (chiếm ~40% tổng sản lượng XNK container cả nước) và khu vực Cái Mép - Vũng Tàu (chiếm ~27% tổng sản lượng XNK container cả nước) đều chứng kiến tăng trưởng âm -7% về sản lượng trong Q3-2022 do nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường chính là Mỹ và EU suy giảm như đã trình bày ở trên.
Kinh tế vĩ mô thế giới dự báo ảm đạm trong 2023 khiến triển vọng thương mại của Việt Nam kém khả quan hơn
Trong báo cáo tháng 10/2022 của IMF, tốc độ tăng trưởng GDP của các nền kinh tế lớn dự báo sẽ tiếp tục giảm tốc trong năm 2023 do ảnh hưởng của việc duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát.
Theo đó, Mỹ và EU sẽ chứng kiến mức tăng trưởng GDP lần lượt là 1% và 0,5% trong năm 2023F, so với mức 1,6% và 3,1% trong năm nay. Lạm phát tại Mỹ được dự báo sẽ hạ nhiệt về 2,3% trong năm 2023F, trong khi con số tại khu vực EU sẽ là 4,5%.
Kết quả là, sản lượng thương mại toàn cầu được dự báo tăng trưởng giảm tốc về 2,5% cho năm 2023F, từ mức 4,3% trong năm 2022. Triển vọng kém tích cực này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng của tổng kim ngạch XNK cũng như sản lượng container của ngành cảng biển Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2022 và năm 2023.