Mỗi tuần một doanh nghiệp: Tăng vốn là cần thiết với BID nhưng chất lượng tăng trưởng quan trọng hơn

Đánh giá về BID của Ngân hàng BIDV, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay yếu tố tăng vốn là trọng yếu nhưng sự cải thiện về chất lượng tài sản và chất lượng tăng trưởng sẽ quan trọng hơn cho phát triển bền vững.
Theo kế hoạch năm cho năm 2021, BID đặt mục tiêu cho LNTT ở mức 13.000 tỷ đồng, với sự điều chỉnh thêm sẽ được thực hiện tùy thuộc vào tình hình đại dịch.
VDSC nghĩ rằng mức tăng trưởng âm của chi phí dự phòng là yếu tố dẫn dắt chính, vì BID kì vọng khoản chi phí này sẽ xấp xỉ của năm 2019. Tăng trưởng tín dụng cho năm 2021 được kì vọng ở mức 10-12% trong khi tăng trưởng huy động là 12-15%. BID đặt kế hoạch duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,6% vào năm 2021.
ĐHCĐ cũng đã thông qua kế hoạch trích 1.886,1 tỷ đồng lợi nhuận của 2020 cho quỹ khen thưởng và phúc lợi. Mức này tương đương với 28,1% LNST. Kế hoạch tăng vốn cũng được phê duyệt với ba cấu phần.
Moi tuan mot doanh nghiep: Tang von la can thiet voi BID nhung chat luong tang truong quan trong hon
 
Cấu phần thứ nhất và thứ hai là chia cổ tức bằng cổ phiếu, sử dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối năm 2019 và 2020. Tỷ lệ cổ tức dự kiến sẽ là 5,2% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại ngày 31/12/2019 và 7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại ngày 31/12/2020.
Điều này tương đương tổng cộng 489 triệu cổ phiếu, hay 12,2% tổng số cổ phiếu đang lưu hành được phát hành để trả cổ tức bằng cổ phiếu trong nửa cuối năm 2021. Về cấu phần cuối cùng của kế hoạch nâng vốn, ngân hàng dự kiến sẽ chào bán ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ trong giai đoạn 2021-2022.
Số lượng phát hành dự kiến sẽ là 8,5% cổ phiếu đang lưu hành tại ngày 31/12/2020, tương đương với 341.871.533 cổ phiếu. Trên thực tế, kế hoạch phát hành vốn này đã được ĐHCĐ phê duyệt vào năm 2019 nhưng chưa được thực hiện.
BID cũng kì vọng sẽ tối đa hóa tỉ lệ sở hữu nước ngoài (hiện tại KEB Hana sở hữu 15%, các nhà đầu tư nước ngoài khác nắm giữ khoảng 2,5%) trong khi sở hữu Nhà nước dự kiến sẽ giảm xuống còn 65% năm 2022.
VDSC ước tính rằng LNTT năm 2021 có thể đạt 13.311 tỷ đồng (+44,5%). Dự đoán rằng TOI sẽ tăng +12% YoY nhờ danh mục tín dụng mở rộng 10% và NIM tăng trở lại.
VDSC nghĩ rằng NIM sẽ chỉ phục hồi +7% trong năm 2021, và sẽ không đạt mức NIM 2,8-2,9% BID kì vọng. Cải thiện mạnh biên LNTT là chìa khóa cho sự tăng trưởng.
Với việc hoàn thành trước hạn việc trích lập và mua lại trái phiếu VAMC, ngân hàng có thể tiết kiệm 10-20 điểm cơ bản chi phí tín dụng. Trong cuộc gặp gỡ gần đây, BID dự kiến chi phí dự phòng năm 2021 sẽ tương đương mức của năm 2019.
Với mức dư nợ tái cơ cấu đáng kể, khoảng 28.300 tỷ đồng hay 2,3% tổng dư nợ, và hiệu lực sắp tới của Thông tư 01 sửa đổi, chi phí dự phòng có thể cao hơn.
Tuy nhiên, VDSC vẫn ước tính chi phí dự phòng sẽ giảm -6%, dẫn đến cải thiện biên LNTT (từ 18% năm 2020 lên 24% năm 2021). Sự cải thiện này đóng góp hơn 80% mức tăng trưởng lợi nhuận 2021 trong ước tính.
Moi tuan mot doanh nghiep: Tang von la can thiet voi BID nhung chat luong tang truong quan trong hon-Hinh-2
 
Việc phát hành tăng vốn là quan trọng, nhưng chất lượng tăng trưởng là quan trọng hơn
Tính đến ngày 30/06/2020, CAR là 8,97% theo Thông tư 41/2016 (Basel II), vốn cấp 1 chiếm 67%. Vào cuối năm 2020, CAR đã tiến đến ngưỡng 8%. Điều này làm tăng lo ngại về hạn mức tăng trưởng tín dụng vào năm 2021, do đó, gây áp lực lên quá trình tăng vốn.
Với kế hoạch nâng vốn đề xuất tại ĐHCĐ, BID được kì vọng sẽ vẫn phụ thuộc một phần vào vốn cấp 2 - trái phiếu dài hạn, để tạo ra một biên độ an toàn ngay cả khi 8,5% cổ phiếu đang lưu hành được bán hoàn toàn theo giá thị trường hiện tại.
Lý do cho sự phụ thuộc của BID đối với trái phiếu dài hạn là chất lượng tăng trưởng thấp, ăn mòn nền tảng vốn nhanh hơn so với sự đóng góp của lợi nhuận. BID đúng ra đã hoàn thành quá trình tái cấu trúc vào năm 2020 nếu đại dịch không gây trở ngại.
Moi tuan mot doanh nghiep: Tang von la can thiet voi BID nhung chat luong tang truong quan trong hon-Hinh-3
 
Với chi phí tín dụng cao hơn so với các ngân hàng so sánh, VDSC nghĩ rằng BID không tạo ra được tỉ suất lợi nhuận đủ để bù đắp. NIM giảm -7% vào năm 2020 xuống còn 2,5%, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành (3,4%).
Về giá trị tuyệt đối, CASA tăng 19,3%, chiếm 18,6% tổng tiền gửi. VDSC kì vọng rằng CASA tăng do sự thâm nhập của người dùng ngân hàng số sẽ giúp mở rộng mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.
Trong trường hợp đại dịch được kiểm soát và nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, NIM sẽ được hỗ trợ bởi việc các khoản vay tái cấu trúc quay lại trả lãi như bình thường.
Về phần danh mục đầu tư, kì vọng sẽ tối ưu hóa lợi nhuận để trang trải một phần các giấy tờ có giá có lợi suất cao, chủ yếu bao gồm trái phiếu dài hạn, trong môi trường lãi suất thấp.
Sự gia tăng lãi suất đối với các giấy tờ có giá gây áp lực lên NIM. Không may, BID đã phải dựa vào vốn cấp 2 để duy trì tăng trưởng tín dụng. VDSC kì vọng việc tăng vốn sắp tới để giảm nhu cầu phát hành trái phiếu dài hạn.
ROA thấp là kết quả của tăng trưởng tín dụng thấp, NIM bị áp lực và chi phí tín dụng cao, mặc cho nỗ lực duy trì CIR của BID. ROA dao động trong khoảng 0,5-0,7% trong 05 năm qua, với năm 2020 chứng kiến mức thấp nhất do tác động của đại dịch. ROE giảm xuống dưới 10% là hậu quả mặc dù đòn bẩy của BID khá cao trong ngành.
Bên cạnh lợi suất tạo ra chưa đủ, BID cũng phải dành khoảng 25% thu nhập hàng năm để tạo trích quỹ khen thưởng và phúc lợi. Kết hợp với điều này, lợi nhuận cho các cổ đông có thể thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu. Điều này cũng làm giảm sự đóng góp của lợi nhuận ròng vào vốn chủ sở hữu, qua đó, giảm mức tăng trưởng vốn cấp 1.
VDSC kì vọng BID sẽ sớm giải quyết các mối lo ngại này bằng cách tối ưu hóa lợi nhuận và rủi ro, cải thiện tài sản và chất lượng tăng trưởng cũng như đạt được một nền tảng vốn mạnh mẽ hơn. Nếu không, VDSC nghĩ rằng những khó khăn sẽ vẫn còn trong một thời gian nữa.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN