Mỗi tuần một doanh nghiệp: Động lực tăng trưởng của DRC đến từ đâu?

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) xác định giá mục tiêu cho DRC của Cao su Đà Nẵng ở mức giá 32.800 đồng/cp và khuyến nghị tích luỹ.
VDSC cho rằng DRC có thể cải thiện kết quả kinh doanh năm 2021. Động lực chính là mảng lốp radial với sản lượng tiêu thụ dự kiến tiếp tục tăng trưởng nhờ mở rộng xuất khẩu sang Mỹ và tiêu thụ nội địa tốt hơn.
Tình hình tiêu thụ lốp bias được đánh giá tích cực hơn trước khi nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi, giúp tăng nhu cầu thay thế lốp xe.
Việc nâng công suất nhà máy radial sẽ giúp công ty cải thiện nguồn thu khi nhu cầu lốp radial cả trong và ngoài nước đều tăng cùng với sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Trong trung hạn DRC có thể bị Mỹ áp thuế chống trợ cấp, tuy nhiên tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty là không đáng kể.
VDSC xác định giá mục tiêu của DRC ở mức 32.800 đồng/cp. Kết hợp với cổ tức tiền mặt sẽ cao hơn 13% so với giá đóng cửa ngày 21/6. VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY đối với cổ phiếu này.
Moi tuan mot doanh nghiep: Dong luc tang truong cua DRC den tu dau?
 
Lãi quý 2 của DRC có thể tăng 123% lên 97 tỷ đồng
VDSC dự phóng doanh thu quý 2 của DRC có thể tăng mạnh 56% lên 1.232 tỷ đồng nhờ tiêu thụ tại các thị trường truyền thống hồi phục và mở rộng thị phần ở thị trường Mỹ.
Sản lượng lốp radial sẽ tăng 79% lên 175.000 lốp. Biên LNG lốp radial dự báo cải thiện từ 5,7% lên 15,7% nhờ khấu hao nhà máy radial giảm 39 tỷ đồng.
Đồng thời, sản lượng lốp bias cũng sẽ tăng lên 180.000 lốp (+25% yoy) nhờ xuất khẩu thành công sang Mỹ và nhu cầu nội địa phục hồi. Biên LNG lốp bias sẽ giảm từ 26,4% xuống 19% do giá bán khó tăng để bù đắp phần tăng của chi phí nguyên vật liệu.
Lợi nhuận gộp quý 2 ước đạt 207 tỷ đồng, tăng 76%. Chi phí bán hàng dự kiến tăng 48% do tăng quảng cáo, marketing cũng như hỗ trợ các đối tác trong bối cảnh cước phí vận chuyển tăng cao. LNST cổ đông công ty mẹ theo đó dự báo tăng 123% lên 97 tỷ đồng.
VDSC cũng cho rằng DRC có thể cải thiện kết quả kinh doanh năm 2021. Động lực chính là mảng lốp radial với sản lượng tiêu thụ dự kiến tiếp tục tăng trưởng nhờ mở rộng xuất khẩu sang Mỹ và tiêu thụ nội địa tốt hơn.
Tình hình tiêu thụ lốp bias được đánh giá tích cực hơn trước khi nền kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi, giúp tăng nhu cầu thay thế lốp xe. Việc nâng công suất nhà máy radial sẽ giúp công ty cải thiện nguồn thu khi nhu cầu lốp radial cả trong và ngoài nước đều tăng cùng với sự phát triển của ngành thương mại điện tử.
Trong trung hạn DRC có thể bị Mỹ áp thuế chống trợ cấp, tuy nhiên tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty là không đáng kể.
Nâng công suất nhà máy radial tạo động lực tăng trưởng cho các năm tới
Tình hình tiêu thụ lốp radial diễn ra thuận lợi và tăng trưởng qua các năm nhờ hoạt động xuất khẩu liên tục được mở rộng. Dự kiến nhà máy radial sẽ hoạt động tối đa công suất trong năm 2021.
Do đó, tại đại hội cổ đông vừa qua, công ty đã thông qua kế hoạch nâng công suất nhà máy radial từ 600.000 lốp/năm lên 1.000.000 lốp/năm với tổng chi phí đầu tư là 732 tỷ đồng, sẽ được triển khai từ Q4-2021 đến Q2-2024.
Tuy vậy, dàn máy móc dây chuyền mới có thể được đưa vào hoạt động sớm hơn, trước năm 2024. Việc mở rộng nhà máy radial sẽ tạo động lực tăng trưởng cho DRC trong thời gian tới khi công ty vẫn còn nhiều cơ hội để gia tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Về việc Mỹ áp thuế lốp xe ô tô Việt Nam. Ngày 24/5 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) kết luận lốp xe du lịch và xe tải nhẹ của Việt Nam được trợ cấp, bán phá giá. Đợt áp thuế này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DRC do công ty chỉ xuất khẩu lốp radialvà bias xe tải nặng sang Mỹ.
Tuy vậy, thông tin từ DRC cho biết sau khi hoàn tất điều tra lốp xe du lịch và xe tải nhẹ, DOC tiếp tục tiến hành điều tra với lốp xe tải nặng. Hiện công ty đang tích cực hợp tác và tự tin cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí cũng như giá bán các sản phẩm cho DOC nên khả năng DRC bị áp thuế chống bán phá giá là tương đối thấp.
Về thuế chống trợ cấp, DRC đang chịu rủi ro bị áp mức thuế 6,46% như các doanh nghiệp săm lốp Việt Nam khác do DOC cho rằng lốp xe Việt Nam đã nhận được các chương trình trợ cấp đem lại lợi thế cho các doanh nghiệp.
Như vậy, trong kịch bản tiêu cực, DRC sẽ bị áp mức thuế tổng cộng 6,46% (0% thuế chống bán phá giá và 6,46% thuế chống trợ cấp). Đồng thời, VDSC cho rằng các công ty Trung Quốc tại Việt Nam nhiều khả năng cũng sẽ bị đánh mức thuế tương tự, trong khi các công ty sản xuất lốp tại Thái Lan và Đài Loan thậm chí bị áp mức thuế cao hơn.
Khả năng cạnh tranh của lốp radial do DRC sản xuất theo đó không bị ảnh hưởng, và do vậy, VDSC không thay đổi các giả định về giá bán cũng như dự báo tăng trưởng sản lượng xuất khẩu vào Mỹ của DRC trong các năm tới.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN