Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa có chia sẻ thông tin xoay quanh buổi gặp gỡ nhà đầu tư của CTCP Dược phẩm IMEXPHARM (HoSE: IMP) ngày 01/04/2021. Các câu hỏi tập trung vào triển vọng kinh doanh của IMP và cập nhật về nhà máy mới, IMP4.
Năm 2021, ban lãnh đạo IMP đặt kế hoạch thận trọng với doanh thu đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so năm 2020. Lợi nhuận trước thuế 290 tỷ đồng, cũng tăng 14%.
Trong cơ cấu doanh thu, kênh bán bệnh viện và nhà thuốc dự kiến đạt 624 tỷ đồng (+25%) và 800 tỷ đồng (+10%).
Trong năm 2022, ban lãnh đạo đặt kế hoạc tăng trưởng doanh thu và LNTT đạt 18%-20%.
Kênh bán bệnh viện sẽ dẫn dắt tăng trưởng của IMP. Ban lãnh đạo kỳ vọng kênh bán bệnh viện sẽ đóng góp khoảng 60-65% doanh thu các sản phẩm tự sản xuất của IMP vào năm 2022 (so với 41% trong năm 2020). Theo IMP, thuốc nhóm 2 sẽ là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng chính trong khi đóng góp từ thuốc nhóm 1 sẽ duy trì không đáng kể trong trung hạn.
Ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ có được giấy phép xuất khẩu, vốn là điều phẩm thuộc nhóm này, dự kiến sẽ nhận được giấy phép vào cuối năm 2022, sẽ đóng góp khoảng 50 tỷ đồng doanh thu hàng năm.
Ban lãnh đạo IMP cũng kỳ vọng IMP4 sẽ nhận được phê duyệt EU-GMP vào cuối năm 2021 trước khi bắt đầu đóng góp cho doanh thu vào giữa năm 2022.
Theo VCSC, việc trì hoãn này cho thấy rủi ro điều chỉnh giảm nhẹ cho dự báo của VCSC khi hiện đang dự báo nhà máy IMP sẽ đóng góp lần lượt 3% và 8% doanh thu tự sản xuất trong năm 2021 và 2022.
Về mặt sản phẩm, nhà máy IMP4 sẽ sản xuất thuốc kháng sinh tiêm non-betalactam – nhóm sản phẩm mà Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ trước đến nay.
Doanh thu kỳ vọng tại 100% công suất của nhà máy IMP4 hiện là chưa chắc chắn tại thời điểm này khi sẽ phụ thuộc vào cơ cấu sản phẩm thực tế.
Dù vậy, dựa theo các sản phẩm đầu tiên được đăng ký, ban lãnh đạo ước tính đóng góp doanh thu tối đa có thể trong khoảng 1-1,4 nghìn tỷ đồng.
Ban lãnh đạo đề xuất cổ tức tiền mặt cho năm 2020 là 1.500 đồng/cp (sẽ được thanh toán 6 tháng sau ĐHCĐ) và cổ tức 1.500 đồng-2.000 đồng trong năm 2021.