Đề án tài chính tối thiểu 15,5 tỷ USD cho ngành điện: Cổ phiếu nào hưởng lợi?

Đề án tài chính tối thiểu 15,5 tỷ USD này chiếm hơn 11% nhu cầu vốn của ngành điện trong giai đoạn 2021-2030 (134,7 tỷ USD theo Quy hoạch điện VIII).
Ngày 2/12, Thủ tướng Chính phủ đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực (RMP) của Quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu lần thứ 28 của Liên Hợp Quốc (COP 28).
Trước đó, vào tháng 12/2022, Chính phủ Việt Nam và các nước trong Nhóm các đối tác quốc tế (IPG), bao gồm Liên minh Châu Âu, Anh, Đan Mạch, Na Uy, Đức, Ý, Pháp, Mỹ, Canada và Nhật Bản, đã thành lập JETP để hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. JETP cam kết huy động số tiền ban đầu đạt ít nhất 15,5 tỷ USD trong vòng 3-5 năm tới để giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.
Theo RMP, các thành viên IPG có kế hoạch huy động 8,08 tỷ USD (tăng so với cam kết ban đầu là 7,75 tỷ USD) từ tài chính công, với những điều kiện hấp dẫn hơn mức mà Việt Nam có thể đạt được trên thị trường vốn.
Lượng vốn này sẽ được cung cấp thông qua một số hình thức như các khoản viện trợ không hoàn lại (dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật và trợ cấp vốn), tài trợ ưu đãi với lãi suất thấp hơn thị trường và các công cụ của Tổ chức Tài chính Phát triển (DFI) (các khoản vay, bảo lãnh và vốn cổ phần), dựa trên việc định giá dựa trên rủi ro.
Ngoài ra, các thành viên của Liên minh tài chính Glasgow vì Net Zero (GFANZ) – các tổ chức tài chính hàng đầu cam kết đẩy nhanh quá trình khử cacbon của các nền kinh tế – đã đồng ý nỗ lực huy động ít nhất 7,75 tỷ USD từ tài chính tư nhân. Các khoản vay GFANZ sẽ được cung cấp theo lãi suất thị trường.
Công bố RMP của JETP tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, và là bước phát triển tích cực cho ngành điện của Việt Nam, đặc biệt đối với mảng năng lượng tái tạo.
De an tai chinh toi thieu 15,5 ty USD cho nganh dien: Co phieu nao huong loi?
 
Đề án tài chính tối thiểu 15,5 tỷ USD này chiếm hơn 11% nhu cầu vốn của ngành điện trong giai đoạn 2021-2030 (134,7 tỷ USD theo Quy hoạch điện VIII).
Chứng khoán Vietcap (VCSC) kỳ vọng các chính sách hỗ trợ và giải ngân vốn sẽ được bắt đầu từ năm 2024 để đẩy nhanh việc triển khai JETP.
RMP đặt ra ba ưu tiên đầu tư: (1) các dự án lưới điện truyền tải, (2) các dự án nhà máy thủy điện tích năng và pin lưu trữ và (3) các dự án phát triển điện gió ngoài khơi.
RMP nêu tên các dự án cụ thể sẽ được JETP xem xét hỗ trợ, trong đó bao gồm các nhà máy điện gió Liên Lập, Phong Huy và Phong Nguyên của PC1 (đang vận hành với công suất 144 MW), trang trại gió Trà Vinh của REE (đang vận hành với công suất 50 MW), nhà máy điện mặt trời TTC Đức Huệ 2 của GEG (nhà máy điện mặt trời chuyển tiếp đang được phát triển với công suất 49 MWp), dự án điện gió Khai Long Cà Mau của BCG - giai đoạn 1 (nhà máy điện gió chuyển tiếp đang trong giai đoạn phát triển sơ khai với công suất 100 MW), dự án chuyển đổi năng lượng của nhà máy nhiệt điện than Phả Lại (PPC), nhà máy nhiệt điện than Quảng Ninh (QTP), nhà máy nhiệt điện than Hải Phòng (HND) và nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 1 của POW, thí điểm sử dụng amoniac/hydro xanh tại 1 công ty sản xuất phân bón tại tỉnh Cà Mau (VCSC cho là DCM), và 2 dự án điện mặt trời và điện phân (electrolyzer) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 
Do đó, VCSC hiện có khuyến nghị Mua cho REE (với giá mục tiêu là 74.000 đồng/cp), POW (với giá mục tiêu là 13.600 đồng/cp) và NT2 (với giá mục tiêu là 26.400 đồng/cổ phiếu).
Đồng thời khuyến nghị Khả quan cho HDG (với giá mục tiêu là 30.900 đồng/cp) và PC1 (với giá mục tiêu là 32.200 đồng/cp) và PPC (với giá mục tiêu là 15.200 đồng/cp). VCSC cũng đưa ra giá trị hợp lý cho QTP (không xếp hạng) là 17.100 đồng/cp.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN