Đi đòi nợ thuê phải có bằng đại học

Người quản lý của công ty đòi nợ có thể phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên, người lao động trong lĩnh vực này cũng phải có trình độ từ trung cấp, thuộc một trong các ngành như kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.

Bộ Tài chính vừa công bố Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Liên quan đến của Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi điều kiện về vốn, theo đó mức vốn điều lệ tối thiểu đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỷ đồng.
Về điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý, giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ dự thảo quy định phải trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh; và chưa từng bị kết án.
Di doi no thue phai co bang dai hoc
 Vốn điều lệ tối thiểu đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỷ đồng.
Đồng thời, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Về điều kiện đối với người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ, nội dung dự thảo quy định, người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ sáu tháng trở lên có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
Ngoài ra, người lao động trong lĩnh vực đòi nợ không thuộc một trong các trường hợp như đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
Nngười lao động trong lĩnh vực này không thuộc các đối tượng đã từng bị kết án, đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Hoặc đã từng bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục người khác, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, dự thảo quy định.

Chân dung CEO Audi vừa bị bắt

(Kiến Thức) - Rupert Stadler (55 tuổi) - CEO Audi kiêm thành viên HĐQT Volkswagen vừa bị bắt sáng 18/6/2018, chỉ vài ngày sau khi Volkswagen bị phạt 1,2 tỉ đô la vì gian lận bài kiểm tra khí thải trên toàn cầu. 

Rupert Stadler sinh ngày 17/3/1963 trong một gia đình trung lưu ở Wachenzell Bavaria, Đức. Bố của ông là một nông dân trong khi mẹ ông là một giáo viên. Ảnh: ytimg.

Rupert Stadler sinh ngày 17/3/1963 trong một gia đình trung lưu ở Wachenzell Bavaria, Đức. Bố của ông là một nông dân trong khi mẹ ông là một giáo viên. Ảnh: ytimg. 

Rupert Stadler tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh của trường Đại học Khoa học ứng dụng Augsburg. Ảnh: Wikimedia.
 Rupert Stadler tốt nghiệp khoa quản trị kinh doanh của trường Đại học Khoa học ứng dụng Augsburg. Ảnh: Wikimedia.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đầu quân cho công ty Philips Kommunikation Industrie AG tại Nuremberg. Ảnh: autoweek.
 Sau khi tốt nghiệp đại học, ông đầu quân cho công ty Philips Kommunikation Industrie AG tại Nuremberg. Ảnh: autoweek.
Năm 1990, Rupert Stadler gia nhập AUDI AG tại Ingolstadt. Đến năm 1994, ông chuyển đến Volkswagen/Audi España SA ở Barcelona. Ảnh: staticflickr.
 Năm 1990, Rupert Stadler gia nhập AUDI AG tại Ingolstadt. Đến năm 1994, ông chuyển đến Volkswagen/Audi España SA ở Barcelona. Ảnh: staticflickr.
Ngày 1/1/2007, Rupert Stadler trở thành CEO của Audi. Ảnh: Autoevolution.
 Ngày 1/1/2007, Rupert Stadler trở thành CEO của Audi. Ảnh: Autoevolution.
Ngày 1/1/2010, Rupert Stadler trở thành thành viên hội đồng quản trị của Volkswagen - công ty mẹ của Audi, một trong những tập đoàn sản xuất xe ô tô hàng đầu thế giới với nhiều thương hiệu đình đám như Bentley, Porsche, Volkswagen, Audi...Ảnh: Allroader.
 Ngày 1/1/2010, Rupert Stadler trở thành thành viên hội đồng quản trị của Volkswagen - công ty mẹ của Audi, một trong những tập đoàn sản xuất xe ô tô hàng đầu thế giới với nhiều thương hiệu đình đám như Bentley, Porsche, Volkswagen, Audi...Ảnh: Allroader.
Không chỉ là CEO của Audi, Rupert Stadler còn là phó chủ tịch của FC Bayern Munich AG - công ty điều hành câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Bayern Munich. Ảnh: Automotiveit.
 Không chỉ là CEO của Audi, Rupert Stadler còn là phó chủ tịch của FC Bayern Munich AG - công ty điều hành câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Bayern Munich. Ảnh: Automotiveit.
Năm 2018, tài sản ròng của vị CEO người Đức này có được vào khoảng 24,7 triệu đô la Mỹ. Ảnh: Financialexpress.
 Năm 2018, tài sản ròng của vị CEO người Đức này có được vào khoảng 24,7 triệu đô la Mỹ. Ảnh: Financialexpress.
Tài sản của ông bao gồm nhiều bất động sản và hàng loạt cổ phiếu của nhiều công ty. Ảnh: Cloudfront.
 Tài sản của ông bao gồm nhiều bất động sản và hàng loạt cổ phiếu của nhiều công ty. Ảnh: Cloudfront.
Bên cạnh đó, Rupert Stadler còn sở hữu một bộ sưu tập siêu xe vô cùng hoành tráng. Ảnh: Mediacdn.
 Bên cạnh đó, Rupert Stadler còn sở hữu một bộ sưu tập siêu xe vô cùng hoành tráng. Ảnh: Mediacdn.
Sáng 18/6/2018, Rupert Stadler bị cảnh sát Munich bắt giữ. Stadler là lãnh đạo cao nhất trong Volkswagen bị bắt giữ kể từ khi scandal gian lận khí thải của hãng xe này nổ ra năm 2015. Ảnh: Thehimalayantimes.
 Sáng 18/6/2018, Rupert Stadler bị cảnh sát Munich bắt giữ. Stadler là lãnh đạo cao nhất trong Volkswagen bị bắt giữ kể từ khi scandal gian lận khí thải của hãng xe này nổ ra năm 2015. Ảnh: Thehimalayantimes.

Những làng đồng nát siêu giàu ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Những ngôi làng đồng nát siêu giàu này đều có xuất phát điểm từ "nghèo rớt mồng tơi". Nhưng hiện nay, nơi đây trở nên nổi tiếng với sự xuất hiện nhiều tỷ phú có tuổi đời khá trẻ.

Nhung lang dong nat sieu giau o Viet Nam
1. Làng Quan Độ
Làng Quan Độ (Văn Môn - Yên Phong - Bắc Ninh) nổi tiếng vì độ giàu có cũng như được biết đến là vựa đồng nát lớn nhất miền Bắc. Người dân trong làng gắn bó với nghề buôn bán đồng nát, "mổ" các loại máy móc, máy bay, tàu hỏa, ô tô... hàng chục năm nay. Mỗi ngày các cơ sở làm nghề trong làng thu hút số lượng lao động lớn và mang lại thu nhập rất tốt cho người dân. Ảnh: NĐT. 
Nhung lang dong nat sieu giau o Viet Nam-Hinh-2
Khắp các con đường, ngõ xóm trong ngôi làng đồng nát siêu giàu đều là những bãi phế liệu được phân theo chủng loại. Những máy phát điện cũ hỏng công suất lớn, những trạm biến áp khổng lồ cũng được mang tới Quan Độ và dưới bàn tay khéo léo, họ đã tháo ra những bộ phận riêng biệt. Với những chi tiết còn tốt sẽ gom và bán lại, những thứ không dùng được sẽ gom thành sắt vụn. Ảnh: Thời đại. 

"Khủng bố" đòi nợ tín dụng đen: Ác hiểm "mắm tôm trộn dầu luyn"

Để đòi nợ, nhiều chủ nợ, nhóm giang hồ không ngại ngần sử dụng những công cụ "độc" để khủng bố con nợ.

Mắm tôm + dầu luyn: Đòi nợ kinh hãi

Trong những 'độc chiêu' đòi nợ thì việc dùng "bom bẩn" bằng mắm tôm pha dầu luyn được đánh giá là tai quái và kinh dị vô cùng.