Đau lưng, tê bì đầu ngón tay… nguy cơ viêm tuỷ sống

Cơn đau lưng hoặc cảm giác tê bì đầu ngón tay, chân có thể là những dấu hiệu ban đầu của viêm tủy sống gây hậu quả nghiêm trọng như liệt, thậm chí tử vong.

“Việc tự tiêm, bấm huyệt, uống thuốc kéo dài khi bị đau lưng, cổ.... làm mất “thời gian vàng” điều trị viêm tủy sống, tổn thương không thể phục hồi. Cái giá phải trả là liệt, thở máy, thậm chí tử vong”, ThS.BS Lê Sơn Việt, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não vì mũi tiêm đau mỏi cổ vai gáy

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa cấp cứu cho ca bệnh đặc biệt nghiêm trọng. Ông Đ.Đ.B, (70 tuổi, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, mất cảm giác, suy hô hấp cấp, phải đặt nội khí quản và mở khí quản cấp cứu.

Chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ nặng tại vị trí C2–C3, gây chèn ép tủy sống và dẫn đến viêm tủy cổ lan rộng. Bệnh nhân đồng thời có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ.

Người nhà cho biết, bệnh nhân xuất hiện đau mỏi cổ – vai gáy kéo dài, nhưng không đến bệnh viện mà tự tiêm thuốc giảm đau tại một phòng khám tư nhân. Sau tiêm, tình trạng không cải thiện mà ngày càng nặng, yếu chi, mất cảm giác, khó thở rồi liệt hoàn toàn từ cổ trở xuống.

tuy-co-1.jpg
Bệnh nhân đang được hồi sức tích cực tại bệnh viện - Ảnh BVCC

Về ca bệnh này, BSCKII Nguyễn Thanh Tùng, Phó trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và Thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tủy cổ phù nề nặng, dính sát vào thành ống sống. Nếu không mổ kịp, bệnh nhân có thể tử vong trong vài giờ.

Dù đã phẫu thuật giải ép thành công giữ được tính mạng, nhưng tiên lượng phục hồi chức năng chỉ khoảng 40%, nhiều khả năng bệnh nhân không thể đi lại hay sinh hoạt độc lập như trước.

ThS.BS Lê Sơn Việt cho biết, viêm tủy cổ do thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi tổn thương ở vùng cao C2–C3. Việc tự tiêm, điều trị tại các cơ sở không phép không chỉ làm che lấp triệu chứng mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm màng não và làm tổn thương thần kinh không hồi phục - đặc biệt ở người lớn tuổi, có bệnh nền.

“Chúng tôi từng gặp trường hợp vào viện muộn do tự tiêm, bấm huyệt, uống thuốc kéo dài khi đau cổ vai gáy, đau lưng làm mất “thời gian vàng”, tổn thương đã không thể phục hồi. Nhiều ca thoát vị đĩa đệm cổ có thể điều trị bảo tồn nếu phát hiện sớm, không cần phẫu thuật. Nhưng nếu để muộn, tổn thương sâu, người bệnh có thể liệt vĩnh viễn”, ThS.BS Lê Sơn Việt cảnh báo.

Từ trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không tự ý tiêm – truyền – châm cứu – bấm huyệt tại các cơ sở không phép, không đảm bảo vô trùng. Khi có triệu chứng đau lưng, đau cổ, tê tay, yếu chi hoặc dấu hiệu thần kinh bất thường, cần khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán chính xác.

tuy-co-3.jpg
Bệnh nhân viêm tủy sống nguy kịch điều trị tại bệnh viện - Ảnh BVCC

Những người dễ bị viêm tủy sống

PGS.TS Nguyễn Đình Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y học tái tạo và Tế bào gốc, chuyên gia về phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Việt Đức cho biết, viêm tủy xương đốt sống là tình trạng nhiễm trùng của thân đốt sống, một nguyên nhân gây ra đau lưng, đau cổ.

Nhiễm trùng lây lan đến thân đốt sống theo đường mạch máu, sau một thủ thuật tiết niệu (ví dụ soi bàng quang), hoặc tiêm vào cột sống.

Người dễ bị viêm tủy sống bao gồm: Bệnh nhân cao tuổi; Người sử dụng ma túy trực tiếp qua đường tĩnh mạch; Những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại.

Các điều kiện ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch bao gồm: Sử dụng steroid lâu dài để điều trị các tình trạng như viêm khớp dạng thấp; Bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin; Bệnh nhân cấy ghép nội tạng; Bệnh tự miễn như đa xơ cứng hoặc lupus ban đỏ, nhiễm HIV, herpes virus, herpes simple, EBV hoặc poliovirus; Nhiễm khuẩn như giang mai; Nhiễm ký sinh trùng hoặc nấm; Suy dinh dưỡng; Ung thư...

Ngoài ra, người nhiễm trùng lao và những người lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch... có nhiều khả năng bị nhiễm trùng các đốt sống cổ.

viem-tuy-song.jpg
Biểu hiện của viêm tủy sống - Ảnh minh họa nguồn Internet

PGS.TS Nguyễn Đình Hòa nhấn mạnh, các triệu chứng đau lưng, đau cổ do nhiễm trùng cột sống thường tiến triển âm ỉ trong thời gian dài.

Ngoài đau lưng, xuất hiện ở trên 90% bệnh nhân viêm tủy xương đốt sống, các triệu chứng chung có thể có một hoặc kết hợp nhiều triệu chứng như: Sốt, ớn lạnh hoặc run rẩy; Sụt cân; Đau vào ban đêm nhiều hơn đau vào ban ngày; Sưng tấy và nóng, mẩn đỏ xung quanh vị trí nhiễm trùng.

Viêm tủy sống hiếm khi ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể di chuyển vào ống sống và gây áp xe ngoài màng cứng, có thể gây áp lực lên các yếu tố thần kinh.

Nếu điều này xảy ra ở cột sống cổ hoặc ngực có thể dẫn đến liệt nửa người hoặc liệt tứ chi. Nếu xảy ra ở cột sống thắt lưng có thể dẫn đến hội chứng đuôi ngựa, dẫn đến đại tiện không tự chủ, gây tê, yếu chi dưới.

Vị trí phổ biến nhất của nhiễm trùng xương đốt sống là ở lưng dưới, hoặc cột sống thắt lưng, tiếp theo là đốt sống ngực, đốt sống cổ. Bệnh cũng có thể phát triển trong xương cùng – cụt, các đốt ở dưới cùng của cột sống kết nối với xương chậu.

Các triệu chứng của viêm tủy sống thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh nhân, vị trí nhiễm trùng và mức độ tiến triển của bệnh. Ví dụ, trong khi sốt là một triệu chứng điển hình, một số người có thể không sốt hoặc sốt cao.

Nhiễm trùng thắt lưng cũng có thể xuất hiện với biểu hiện đau khi đứng, kích thích các cơ như cơ thắt lưng lớn và cơ nhị đầu đùi, cơ bán gân, cơ bán màng, mất khả năng gấp đùi vào bụng.

Cột sống cổ có thể xuất hiện triệu chứng vẹo cổ (không có khả năng duỗi thẳng cổ).

Do các triệu chứng chung của bệnh có thể thay đổi, thường mơ hồ, nên viêm tủy sống phần đa không được phát hiện, cho đến khi nhiễm trùng đã tiến triển khá nặng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như liệt hoàn toàn thậm chí tử vong.

Việc điều trị viêm tủy sống phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus.

Nếu nguyên nhân là do rối loạn hệ miễn dịch trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân cần được điều trị bằng phương pháp truyền tĩnh mạch corticosteroid liều cao.

Nếu tình trạng không cải thiện, phương pháp thay huyết tương có thể được xem xét.

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra viêm tủy sống. Đồng thời, bệnh có thể xảy ra ở mọi giới tính, độ tuổi và hiếm khi liên quan đến di truyền hoặc gia đình.

Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa viêm tủy sống, tuy nhiên có thể áp dụng những cách sau giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:

Luyện tập thể dục thể thao đúng cách và mang đầy đủ đồ bảo hộ tránh chấn thương;

Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm những bất thường;

Tham gia các bộ môn thể thao như yoga hay đi bộ, đạp xe để tăng cường xương khớp;

Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khoa học; Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để phòng tránh bệnh tật.

Địa chỉ vàng: Bệnh viện điều trị viêm tủy sống tại Hà Nội

Các bệnh liên quan đến cột sống nếu không khám chữa kịp thời, hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến tàn phế, giảm hoặc mất chức năng vận động...

Chuyên khoa cột sống là một trong những chuyên khoa phức tạp. Quá trình điều trị yêu cầu hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao.

Điều trị bệnh lý tủy sống tùy thuộc vào từng loại bệnh khác nhau sẽ có các phương pháp phù hợp. Có thể điều trị nội khoa hoặc can thiệp bằng phẫu thuật. Một số trường hợp nếu bệnh lý không biểu hiện triệu chứng có thể theo dõi, chưa cần phải điều trị.

Tê bì chân, thiếu niên 14 tuổi bị viêm tủy đe dọa liệt vĩnh viễn

Bệnh viêm tủy ngang là một trong những bệnh lý hiếm gặp, ảnh hưởng tới tủy sống, diễn biến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng, có thể gây liệt vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hành trình hồi phục kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi bất ngờ liệt chi

Bệnh viêm tủy ngang là một trong những bệnh lý hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng, có thể gây liệt vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trường hợp của em Đ.B.H, 14 tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ là ví dụ điển hình.

Tiêm thuốc thần y chữa đau lưng bị nhiễm trùng tụ mủ nặng

Chỉ vì nghe lời truyền tai về loại thuốc trị đau lưng từ một “thần y”, bệnh nhân nhập viện khẩn cấp rạch tháo mủ vì vùng mông đùi bị sưng tấy, đau nhức dữ dội.

Người bệnh là ông V. (61 tuổi, ngụ tại Long An) bị đau thần kinh tọa nhiều năm, gần đây một người quen giới thiệu cho ông loại thuốc tiêm trị đau lưng rất hiệu quả nên ông đã tin tưởng và đến tiêm.

Tuy nhiên, sau khoảng hai tuần thì vùng tiêm bắt đầu sưng to, tấy đỏ, đau nhức dữ dội khiến ông không thể đi lại.