Đại lý vé máy bay 'hét' giá, giục khách mua sớm

Các loại phí và giá dịch vụ mới sau ngày 1/10 chỉ tăng thêm khoảng 30.000 đồng nhưng một số đại lý vé máy bay đã giục khách mua sớm để tránh vé sẽ tăng vài trăm nghìn.

Đang có nhu cầu đi du lịch Phú Quốc, chị Thoa (Đống Đa, Hà Nội) liên hệ với một đại lý bán vé máy bay qua mạng Internet.
Chị được đại lý đưa ra nhiều mức giá của các hãng nhưng không quên đề cập nên chốt mua sớm vì chỉ nay mai là "thuế phí tăng, vé lên vài trăm nghìn đồng chỉ trong một ngày".
Các đại lý cho hay sắp có đợt tăng thuế, phí sân bay nên vé máy bay đều tăng, phổ biến 100.000-150.000 đồng mỗi vé.
Dai ly ve may bay 'het' gia, giuc khach mua som
 
Đợt tăng phí, giá dịch vụ hàng không mà đại lý này nhắc tới chính là việc từ sau 1/10, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chính thức tăng giá một vài dịch vụ an ninh và dịch vụ phục vụ hành khách tại sân bay theo lộ trình tới cuối năm 2018.
Cụ thể, sau ngày 1/10, hành khách sẽ phải trả thêm hơn 1.700 đồng tiền dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không (kiểm tra, chụp quét hành lý), thêm 5.000 cho giá phục vụ hành khách đi chuyến bay nội địa.
Đối với các chuyến bay quốc tế, hành khách sẽ phải chi trả thêm 0,5 USD (11.000 đồng) cho dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không, phí phục vụ hành khách vẫn giữ nguyên tại hai sân bay lớn là Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tăng thêm 4 USD tại sân bay Đà Nẵng và tăng thêm 6 USD tại sân bay Cát Bi, Vinh do đây là những sân bay mới được đầu tư nâng cấp.
Ngoài ra, hãng hàng không cũng phải chi trả thêm cho giá dịch vụ hạ, cất cánh tăng 5% (tăng thêm khoảng 300.000 đồng cho một máy bay hơn 300 chỗ).
Tuy nhiên, theo đại diện hãng hàng không, chi phí này hãng chỉ đóng vai trò thu hộ sân bay, do đó nếu chia đầu người sẽ tương đương với việc hành khách trả thêm khoảng 1.000-2.000 đồng cho chi phí hạ, cất cánh.
Dai ly ve may bay 'het' gia, giuc khach mua som-Hinh-2
 Nhiều đại lý vé máy bay đang lợi dụng đợt tăng nhẹ một vài loại phí, giá dịch vụ hàng không để "hét" giá vé. Ảnh: Hoàng Hà.
Chuyên gia hàng không cũng đưa ra tính toán toàn bộ chi phí các hãng phải chi trả thêm nếu chia theo số lượng vé thì tới cuối lộ trình tăng giá, mỗi vé chỉ tăng thêm 4.531 đồng.
Như vậy, sau ngày 1/10, mức tăng phí, giá dịch vụ hàng không trước mắt chỉ khiến khách hàng phải chi trả thêm từ 8.000 đến 14.000 đồng cho các chuyến bay đi và đến những sân bay như Nội Bài hay Tân Sơn Nhất. Kể cả tới cuối lộ trình tăng giá là thời điểm 1/7/2018, mỗi hành khách cũng chỉ phải chi trả thêm 30.385 đồng.
Đối với những chuyến đi và đến sân bay Đà Nẵng hay Cát Bi, Vinh, phí và giá dịch vụ mới tăng đáng kể khoảng 100.000-140.000 đồng một hành khách.
Tuy nhiên, nhiều đại lý đã lợi dụng đợt tăng phí, giá dịch vụ hàng không này để thúc giục khách sớm đặt vé hay thậm chí là hét giá vé.
Chặng bay mà khách hàng tên Thoa nói trên có dự định đặt vé là khứ hồi Hà Nội - Phú Quốc và thường xuyên được đại lý nhắc sớm quyết định để tránh tăng thêm hơn 100.000 đồng mỗi vé.
Tuy nhiên, thực tế, chặng bay trên hoàn toàn không sử dụng dịch vụ tại sân bay Đà Nẵng hay Cát Bi, Vinh nên mức tăng sẽ chỉ khoảng 8.000-14.000 đồng, bằng một phần mười so với đại lý vé máy bay trên khẳng định.
Tương tự như chị Thoa, chị T. Trang (Hà Đông, Hà Nội) cũng bị đại lý "hét" giá vé do sắp đến ngày 1/10, thời điểm tăng nhẹ giá dịch vụ hàng không.
Cụ thể, phòng vé trên đường Tố Hữu (Hà Nội) mà chị liên hệ khẳng định vé đăng tải trên mạng xã hội chỉ là tham khảo, hiện tại vé các tuyến nội địa "đều tăng khoảng 100.000 đồng do đã tới sát thời điểm tăng thuế phí hàng không".
Dai ly ve may bay 'het' gia, giuc khach mua som-Hinh-3
 
"Mình có kiểm tra thông tin trên mạng Internet thì đúng là có tăng phí dịch vụ hàng không thật nhưng không nhiều như phòng vé nói. Hỏi lại phòng vé thì họ bảo tăng nhẹ nhưng cộng dồn nhiều loại giá sẽ lên đáng kể, nếu không mua nhanh giá còn lên cao hơn nữa", chị Trang chia sẻ. Do không tin tưởng phòng vé, chị Trang đã tạm hoãn kế hoạch đặt vé đi Nha Trang để tìm hiểu kỹ hơn.
Về việc tăng giá một số dịch vụ, trước đó, ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT TCT Cảng hàng không VN (ACV), cho rằng khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tăng sẽ ít có khả năng tác động lên giá vé.
“Nhìn chung, tác động của sự điều chỉnh giá dịch vụ hàng không đến hành khách không đáng kể và tác động đến hãng hàng không với tỷ trọng nhỏ so với lợi nhuận trong khi dư địa phát triển của các hãng hàng không còn rất lớn", ông Thanh nhận định.
Cũng theo ông Thanh, việc tăng giá một số dịch vụ trên sẽ giúp cải thiện nguồn thu để nâng cấp hạ tầng dịch vụ hàng không nội địa.
Đại diện các hãng hàng không cũng chia sẻ hành khách nên đặt vé trực tiếp qua trang chủ của hãng hoặc làm việc với các phòng vé uy tín để tránh rơi vào tình trạng bị o ép giá vé đang diễn ra trong thời gian vừa qua.

Các đại gia hàng không báo lãi kỷ lục

Vietnam Airlines lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt trên 1.400 tỷ đồng. Vietjet cũng đã cán mốc 9 triệu lượt khách được chuyên chở trong năm 2015.

Hàng không nội địa báo lãi kỷ lục

Giật mình với hàng hóa kỳ dị của hành khách hàng không

(Kiến Thức) - Mua vé cho 80 con chim ưng, mang theo ếch, chim bồ câu, rắn...là những hàng hóa kỳ dị của hành khách hàng không. 

Giat minh voi hang hoa ky di cua hanh khach hang khong
 Không chỉ có những yêu cầu quái gở, nhiều hành khách hàng không còn mang theo những hàng hóa vô cùng kỳ lạ. Một trong những hàng hóa kỳ dị của hành khách hàng không là chiếc sọ đầu lâu. Ảnh: Telegraph. 

Tăng giá đồng loạt nhiều dịch vụ hàng không

Từ ngày 1/10 tới đây, giá hầu hết các loại dịch vụ hàng không đều tăng để bù đắp chi phí và lấy vốn tái đầu tư.

Từ giữa 2015 đến nay, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã nhiều lần trình Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam đề xuất tăng phí dịch vụ hàng không. Cục Hàng không cũng đã nhiều lần thẩm định, trình Bộ GTVT ban hành mức giá mới. Vừa qua, Bộ GTVT đã chính thức có quyết định điều chỉnh giá dịch vụ hàng không. Như vậy, với Quyết định số 2345 ngày 8/8/2017 được Bộ trưởng Bộ GTVT ký thì mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam sẽ tăng.
Tang gia dong loat nhieu dich vu hang khong
 Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: ACV

Tăng phí “giờ đẹp”

Loại phí đầu tiên tăng theo Quyết định trên là sẽ áp phí cất/hạ cánh máy bay theo từng khung giờ. Giờ cao điểm phí cao, giờ thấp điều phí thấp, đồng thời mức phí này cũng căn cứ vào các chuyến bay cất/hạ cánh tại các cảng hàng không (CHK) nhóm A, B.

Theo đó, trong khung giờ bình thường, mức giá cất, hạ cánh áp dụng trong giai đoạn từ 1/10/2017 đến 30/6/2018 được điều chỉnh tăng 5% so với quy định hiện hành. Từ ngày 1/7/2018, mức giá này sẽ tiếp tục tăng thêm 10% nữa. Mức giá thu trong khung giờ cao điểm, sẽ áp mức thu bằng 115% giờ bình thường trong khi đó, tại khung giờ thấp điểm, con số này chỉ còn 85%.

Như vậy, trong khung giờ bình thường, mức giá cất, hạ cánh áp dụng từ ngày 1/10/2017 với tàu bay ATR70 là 698.000 đồng/lần, tàu A320, A321 là hơn 1,5 triệu đồng/lần, tàu A350, B787, B777, A330 khoảng hơn 5,8 triệu đồng/lần.

Các CHK nhóm C sẽ áp mức giá bằng 60% mức quy định đối với CHK nhóm A và B.

Về việc áp mức phí cất/hạ cánh theo khung giờ, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho rằng, việc quá tải vào các giờ cao điểm tại một số CHK hiện nay chủ yếu do sản lượng và tốc độ tăng trưởng quá lớn của chuyến bay quốc nội. Vì thế, áp chính sách giá cất/hạ cánh với chuyến bay quốc nội theo khung giờ sẽ tác động để các hãng hàng không nội địa điều chỉnh giờ bay, bảo đảm phù hợp với năng lực khai thác của các CHK.

Còn theo ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACV, mức giá dịch vụ cất/hạ cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa đã được duy trì ổn định 5 năm (từ 2011 đến nay). So với bình quân khu vực ASEAN, giá dịch vụ cất, hạ cánh tàu bay với chuyến bay nội địa của Việt Nam khá thấp, chỉ bằng 47-68% tùy loại tàu bay.

Tăng giá phục vụ, soi chiếu an ninh

Từ 1/10, giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không sẽ được áp mức 2 USD/khách đối với khách bay quốc tế so với mức 1,5 USD hiện nay.

Đối với khách bay quốc nội, việc điều chỉnh tăng sẽ được áp theo lộ trình 3 giai đoạn. Từ 1/10/2017 đến hết 31/12/2017, mức giá mới sẽ là 11.818 đồng/khách so với mức giá hiện hành là 9.090 đồng. Từ 1/1/2018 đến hết 31/3/2018, áp mức 13.636 đồng/khách và từ 1/4/2018 trở đi, mức giá áp dụng sẽ là 18.181 đồng/khách.

Phía ACV cho biết, mức thu hiện nay của Việt Nam thấp hơn so với khu vực ASEAN. Cụ thể, với hành khách bay quốc tế, Singapore đang áp mức 6 USD/khách, Myanmar 6,5 USD/khách, Campuchia 3 USD/khách và Trung Quốc là 2 USD/khách (cả quốc nội và quốc tế).

Khách bị từ chối nhập cảnh phải nộp đến 90 USD/khách/ngày

Đáng chú ý, Bộ GTVT đã quyết định bổ sung quy định mức giá dịch vụ bảo đảm an ninh đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại trên 24 giờ. Theo đó, nhà vận chuyển có hành khách bị lưu lại từ 24 giờ trở lên sẽ phải nộp 9 USD/khách/giờ hoặc 90 USD/khách/ngày. Quy định này được cho là sẽ tác động để hãng hàng không khẩn trương bố trí chuyến bay cho hành khách bị từ chối nhập cảnh sớm rời khỏi Việt Nam.

Về giá dịch vụ hành khách bay chuyến quốc tế, mức giá theo quyết định mới của Bộ GTVT cơ bản giữ nguyên, chỉ điều chỉnh tăng tại một số cảng mới được đầu tư nâng cấp như Đà Nẵng, Cát Bi và Vinh.

Theo đó, giá phục vụ hành khách tại Đà Nẵng (nhà ga quốc tế mới) là 20 USD/khách so với mức giá hiện hữu là 16 USD/khách. Mức giá này tại CHK Vinh và Cát Bi là 14 USD so với 8 USD/khách hiện nay.

Với các chuyến bay quốc nội, giá phục vụ hành khách sẽ được điều chỉnh tăng theo 4 giai đoạn. Cụ thể, từ 1/10/2017 đến hết 31/12/2017, mức thu áp dụng cho CHK nhóm A là 75.000 đồng/khách, nhóm B là 70.000 đồng/khách và nhóm C giữ nguyên như hiện nay là 60.000 đồng/khách. Như vậy, tại các CHK nhóm A, B, mức giá này đã tăng khoảng 7% so với hiện hành. Từ 1/1/2018 đến hết 31/3/2018, mức giá áp dụng tương ứng cho các cảng hàng không nhóm A, B, C là 80.000, 75.000 và 60.000 đồng/khách.

Từ 1/4/2018 đến hết 30/6/2018, khách bay nội địa tại các cảng hàng không nhóm A, B, C sẽ phải nộp tương ứng 85.000, 75.000 và 60.000 đồng/khách. Giai đoạn cuối cùng, mức giá cao nhất áp tại cảng hàng không nhóm A là 100.000 đồng/khách, nhóm B là 80.000 đồng/khách và nhóm C là 60.000 đồng/khách.

Lý giải cho việc tăng giá này, đại diện ACV cho hay, mức giá phục vụ hành khách quốc nội của Việt Nam hiện tại chỉ bằng khoảng 57% mức giá tương ứng bình quân khu vực ASEAN.