Đại gia nào đứng sau thành công bộ kit thử Covid-19 made in Vietnam?

(Kiến Thức) - Cùng với Học viện Quân , doanh nghiệp đứng đằng sau bộ kit phát hiện Covid-19 là CTCP Công nghệ Việt Á, chuyên về lĩnh vực thiết bị y tế với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. 

Trong bối cảnh Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu, cách tốt nhất để hạn chế lây lan là test càng nhiều càng tốt để khoanh vùng các đối tượng cách ly.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia hiện nay đã sản xuất thành công bộ kit phát hiện Covid-19 do Học viện Quân Y và CTCP Công nghệ Việt Á sản xuất.
Dai gia nao dung sau thanh cong bo kit thu Covid-19 made in Vietnam?
 Bộ kit phát hiện Covid-19 do Học viện Quân Y và CTCP Công nghệ Việt Á sản xuất. Ảnh: Dân Việt.

Video: Hà Anh Tuấn góp 2 tỷ chống dịch Covid-19. Nguồn: VTC Now


Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á thành lập năm 2007, hiện có trụ sở ở quận Phú Nhuận, TP.HCM. Doanh nghiệp này chuyên về lĩnh vực sinh học phân tử, với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.
Người đại diện theo pháp luật của Công ty Công nghệ Việt Á là Tổng giám đốc Phan Quốc Việt, sinh năm 1980.
Theo lời giới thiệu trên website của công ty, Việt Á có có đội ngũ cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm hơn 10 năm về lĩnh vực sinh học phân tử, đây cũng là nhóm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công và đưa vào thương mại từ rất sớm các kit sử dụng kỹ thuật realtime PCR (là một kỹ thuật thí nghiệm sinh học phân tử dựa trên phản ứng chuỗi polymerase) và lai phân tử.
Doanh nghiệp cho biết đang trang bị đầy đủ các máy móc cần thiết cho các nghiên cứu và ứng dụng sinh học phân tử như Máy PCR, real-time PCR, ly tâm…Hiện nay, công ty đã trang bị trên 15 máy real-time PCR thế hệ mới nhất. Trong đó, một số máy được doanh nghiệp hỗ trợ cho khách hàng như Bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ.
CTCP Công nghệ Việt Á đã có hơn 3.000 khách hàng, thực hiện hơn 1.500 dự án với số lượng hơn 1.000 nhân viên. Doanh nghiệp cũng vận hành hệ thống phòng khám đa khoa và mới kinh doanh sản phẩm khẩu trang vải kháng khuẩn, nước rửa tay khô.
Dai gia nao dung sau thanh cong bo kit thu Covid-19 made in Vietnam?-Hinh-2
 Ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. Ảnh: Dân Việt. 
Theo ông Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, Học viện Quân y và công ty Việt Á đã khởi động công việc từ tháng 12/2019 (khi dịch mới xuất hiện ở Trung Quốc).
Để tập trung tài chính và nguồn lực cho dự án sản xuất bộ kit phát hiện nCoV này, Công ty Việt Á đã hoãn trả lương và thưởng Tết của toàn bộ nhân viên. Dù vậy, tất cả đều rất đồng lòng, ai đấy đều tình nguyện làm đến khuya, 2-3 giờ sáng.
Việt Á cũng là đơn vị duy nhất có đủ các điều kiện để cấp "visa" (cấp phép) theo đúng quy định của Bộ Y tế và cũng là đơn vị duy nhất được Bộ Y tế cấp visa cho gần 15 bộ sinh phẩm tương tự.
Hiện, năng lực sản xuất của công ty khoảng 10.000 bộ kít/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 3 lần (khoảng 30.000 kít/ngày), hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, hoặc hỗ trợ quốc tế.
Chi phí sản xuất bộ kít thử Covid-19 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ nên hiện giá chỉ còn 400.000– 600.000 đồng/test. Giá thị trường của CDC Mỹ cao hơn gấp 2-3 lần, nhưng chưa sản xuất thương mại ở dạng kít “ready to use”. 1 bộ kít gồm 50 test, dùng 50 lần. Theo lý thuyết, dùng cho 50 bệnh nhân.
 Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế, bao gồm: cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Việc cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú được áp dụng đối với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân được xác định nhiễm virus SARS-CoV-2 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4). Thời gian cách ly được quy định là 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
Người được cách ly cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân sau đây:
- Thường xuyên đeo khẩu trang; thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng có nắp đậy và mang đi xử lý hàng ngày.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% cồn.
- Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân như bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt... Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
- Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ. Việc người dân nâng cao ý thức cộng đồng, thực hiện tốt các quy định cách ly, vệ sinh phòng dịch là góp phần chiến thắng giặc dịch Covid-19.

Loạt ông lớn "mạnh tay" ủng hộ tiền tỷ chống dịch Covid-19

(Kiến Thức) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã đồng loạt đóng góp kinh phí với tổng số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Theo đó, Quỹ Đổi mới sáng tạo và Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn (thuộc Tập đoàn Vingroup) đã tài trợ khoảng 20 tỷ đồng cho 3 dự án nghiên cứu ứng phó nhanh với dịch Covid-19.

Việt Nam công bố bộ Kit thử nhanh virus Corona mới cho kết quả sau 70 phút

(Kiến Thức) - TS Lê Quang Hòa, giảng viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội, đại diện nhóm nghiên cứu, vừa công bố đã chế tạo thành công sinh phẩm RT-LAMP phát hiện nhanh virus corona chủng mới (nCoV).

Một nhóm nhà khoa học Việt Nam vừa công bố chế tạo thành công sinh phẩm RT-LAMP thử nhanh virus corona mới (nCoV). Kit sử dụng kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt axit nucleic chuyên dùng để phát hiện RNA của các loại virus gây bệnh, độ nhạy cao.
Viet Nam cong bo bo Kit thu nhanh virus Corona moi cho ket qua sau 70 phut
Nhóm nghiên cứu Việt Nam công bố bộ Kit thử nhanh nCoV trong vòng 70 phút. (Ảnh minh họa). 

Khối tài sản “kếch xù” của Mai Phương Thúy đại diện trao 20 tỷ ủng hộ chống Covid-19

(Kiến Thức) - Ở tuổi 32, Hoa hậu Mai Phương Thúy sở hữu khối tài sản khổng lồ với nhà đẹp, xe sang, đồ hiệu đắt giá mà bất cứ ai cũng ao ước có được.

Khoi tai san
 Mới đây, Hoa hậu Mai Phương Thúy đại diện Công ty Apollo, một công ty mà cô làm gương mặt đại diện, để ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm góp phần hỗ trợ công tác phòng chống Covid-19.