Đại gia chịu chơi bỏ liền 8,7 tỷ USD để mua siêu thị

Tập đoàn đầu tư của Mỹ Fortress đã thương thảo thành công thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Morrisons trị giá khoảng 6,3 tỷ bảng Anh (8,7 tỷ USD).

Thương vụ thu hút chú ý của giới tài chính toàn cầu

Trong bối cảnh truyền thông Anh đang hướng sự chú ý về việc các công ty của Mỹ đang thâu tóm thị trường bán lẻ của nước Anh, thương vụ người Mỹ mua Morrison - chuỗi siêu thị lớn thứ 4 tại xứ sở sương mù thu hút sự chú ý của giới tài chính toàn cầu.

Cụ thể, Morrison đã phê duyệt thương vụ mua lại trị giá khoảng 6,3 tỷ bảng Anh (8,7 tỷ USD) từ tập đoàn đầu tư Fortress Investment Group sau khi từ chối giá thầu thấp hơn từ Clayton Dubilier & Rice vào tháng 6. Đây chính là thương vụ có giá cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua.

Dai gia chiu choi bo lien 8,7 ty USD de mua sieu thi

Nhiều công ty của Mỹ đang thâu tóm thị trường bán lẻ của nước Anh.

Trước động thái các nhà lập pháp Anh kêu gọi chính phủ can thiệp vào mọi hoạt động mua lại của Morrison, Fortress đã cam kết duy trì lương và lương hưu người lao động để né tránh sự phản đối chính trị.

Hồi kết của "cuộc chiến" giành quyền sở hữu

Morrisons là chuỗi siêu thị lớn thứ tư của Anh tính theo doanh số bán hàng, chỉ xếp sau Tesco, Sainsbury's và Asda.

Tập đoàn siêu thị này có khoảng 500 cửa hàng và 118.000 nhân viên, và là 1 trong những nhà tuyển dụng lớn nhất khu vực tư nhân của nước Anh.

Vào tháng 3/2021, Morrisons đã báo cáo lợi nhuận hàng năm giảm một nửa do phần lớn chi phí phát sinh trong đại dịch Covid-19, nhưng dự báo sẽ phục hồi trở lại trong năm 2021-2022.

"Đại gia" Fortress được thành lập vào năm 1998 và tiến hành IPO năm 2007. Fortress quản lý 70,1 tỷ USD tài sản tín dụng, nắm giữ cổ phần tư nhân, các quỹ phòng hộ và các khoản đầu tư có thu nhập cố định.

Fortress tách ra hoạt động độc lập với tập đoàn viễn thông SoftBank Group kể từ khi tập đoàn của tỷ phú Masayoshi Son mua lại với giá 3,3 tỷ USD vào năm 2017.

Cuộc chiến giành quyền sở hữu siêu thị lớn thứ 4 nước Anh còn có sự tham gia của gia đình tỷ phú Koch của Mỹ, Koch Industries Inc, một trong những công ty tư nhân lớn nhất nước Mỹ. Chủ tịch Charles Koch và gia đình của ông sở hữu tổng tài sản hơn 120 tỷ USD.

Sự gia tăng mua sắm trong đại dịch Covid-19 là điều kiện thuận lợi để các đại gia nhảy vào cuộc mua siêu thị. Nhiều công ty cổ phần tư nhân đang liên tục thâu tóm các công ty niêm yết tại Anh với tốc độ kỷ lục.

Chân dung những "bóng hồng" tài giỏi, quyền lực trong giới địa ốc Việt

(Kiến Thức) - Bất động sản vốn nhiều áp lực, nên các nữ tướng quyền lực trong lĩnh vực này luôn khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ. 

Chan dung nhung
 Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG cho biết bắt đầu kinh doanh từ năm 1983 lúc mới ngoài 20 tuổi. 

Dự đoán xu hướng định hình thị trường bất động sản 2021

(Kiến Thức) - Trong năm 2021, thị trường bất động sản 2021 có thể có nhiều thay đổi, trong đó dẫn đầu là xu hướng đô thị trong đại đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe.

Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát đã tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống, xã hội, trong đó có cả lĩnh vực bất động sản.

MBLand, MIPEC lọt “tầm ngắm” thanh tra 2019 của Bộ Xây dựng

(Kiến Thức) - Hàng loạt dự án của các doanh nghiệp lớn như MBLand, Lạc Hồng, Công ty Cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín... sẽ bị Bộ Xây dựng thanh tra về hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản trong năm 2019.

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch công tác thanh tra năm 2019 của Thanh tra Bộ. Theo đó, năm 2019, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ triển khai 90 cuộc thanh tra trên nhiều lĩnh vực: Quy hoạch và quản lý quy hoạch; các công trình, dự án giao thông; nông nghiệp và phát triển nông thôn; các công trình dân dụng công nghiệp; hạ tầng kỹ thuật; vật liệu xây dựng; hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản….