Cựu binh Liên Xô “hé lộ” cuộc chiến đấu ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Cựu chiến binh Liên Xô từng có thời gian phục vụ ở Việt Nam đã tiết lộ nhiều thông tin về cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam trước máy bay Mỹ.

Đài Tiếng nói nước Nga đã có cuộc phỏng vấn được một trong những người đã từng bảo vệ bầu trời Việt Nam chống lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ giai đoạn 1960-1970. Đó là ông Nikolai Kolesnik – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam. Ông Nikolai tới Việt Nam từ năm 1965, khi đó ông là hạ sĩ quan phụ trách chuẩn bị bệ phóng và đạn tên lửa của tổ hợp tên lửa phòng không Dvina.
- Thưa ông, có những ý kiến cho rằng các loại vũ khí khí tài được đưa từ Liên Xô sang Việt Nam là loại đã lạc hậu?
Theo tôi, vào thời điểm bấy giờ thì đó là những trang bị hiện đại nhất. Ví dụ như tiêm kích phản lực MiG-21, chính trên những máy bay này các phi công Việt Nam đã bắn rơi cả “thần sấm” F-105 hay “pháo đài bay” B-52. Trong những năm chiến tranh, lực lượng không quân tiêm kích của Không quân Nhân dân Việt Nam đã tiêu diệt 350 máy bay của Không quân, Hải quân Mỹ.
Trong những năm chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ.
 Trong những năm chiến tranh, Không quân Nhân dân Việt Nam bắn rơi 350 máy bay Mỹ.
Về phần Không quân Nhân dân Việt nam bị tổn thất ít hơn nhiều, chỉ mất 145 máy bay. Tên tuổi các phi công “át chủ bài” bắn rơi đến 7, 8, 9 máy bay Mỹ đã đi vào lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong khi đó phi công thành công hơn cả của Mỹ chỉ giành được 6 trận không chiến thắng lợi.
Các tổ hợp tên lửa phòng không Liên Xô S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) được đưa sang Việt Nam trong những năm chiến tranh có thể tiêu diệt mục tiêu thậm chí ở độ cao 25km.
Tạp chí kỹ thuật quân sự của Mỹ những năm đó ghi nhận rằng: “Cho đến nay đây là những quả đạn chết người nhất được bắn lên từ mặt đất nhằm vào máy bay”.
Bộ đội tên lửa phòng không của Việt Nam (dùng S-75 Dvina) do các chuyên gia Liên Xô huấn luyện đã bắn rơi gần 1.300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi chiếc như vậy chở 25 tấn bom, và có khả năng tiêu diệt sự sống và mọi công trình trên diện tích bằng ba mươi sân bóng đá.
"Rồng lửa" Dvina giúp bộ đội Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.
 "Rồng lửa" Dvina giúp bộ đội Việt Nam bắn rơi nhiều máy bay Mỹ.
Sau những chiến thắng đầu tiên của lực lượng tên lửa ở Việt Nam, quân Mỹ buộc phải giảm mạnh độ cao để tránh tên lửa, nhưng lại rơi vào lưới lửa của pháo phòng không.
Ngoài ra, khi tên lửa Liên Xô xuất hiện các phi công quân sự Mỹ đã bắt đầu từ chối bay ném bom lãnh thổ Bắc Việt Nam. Bộ chỉ huy của họ đã phải đưa ra những biện pháp khẩn cấp, kể cả tăng tiền trả cho mỗi chuyến bay chiến đấu, thường xuyên thay đổi thành phần đội bay của các tàu sân bay.
Thời gian đầu các trận đánh của tên lửa do các sĩ quan Liên Xô thực hiện, các bạn Việt Nam học tập kinh nghiệm của chúng tôi. Lần đầu tiên tên lửa Liên Xô xuất kích trên bầu trời Việt Nam vào ngày 24/7/1965. Khi đó, một tốp 4 chiếc F-4 Phantom của Mỹ bay về phía Hà Nội ở độ cao pháo cao xạ không bắn tới. Các tên lửa của chúng tôi đã được phóng về phía chúng và 3 trong 4 chiếc đã bị bắn rơi. Ở Việt Nam ngày chiến thắng này hàng năm được kỷ niệm như ngày truyền thống của bộ đội tên lửa.
- Ông nhớ trận thử lửa đầu tiên của mình chứ? Khi đó ai giành chiến thắng?
Ngày 11/8/1965, chúng tôi đã 18 lần chiếm lĩnh trận địa theo báo động chiến đấu, nhưng tất cả đều không có kết quả. Và, cuối cùng, đến khuya chúng tôi đã dùng 3 quả tên lửa bắn rơi 4 máy bay địch. Tổng cộng các tiểu đoàn của các trung đoàn phòng không thứ nhất và thứ 3 trong các trận đánh mà tôi có tham gia đã bắn rơi 15 máy bay địch.
Trinh sát cơ RF-4C của Không quân Mỹ trúng đạn tên lửa Dvina trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ngày 12/8/1967.
Trinh sát cơ RF-4C của Không quân Mỹ trúng đạn tên lửa Dvina trên bầu trời miền Bắc Việt Nam ngày 12/8/1967.
- Chắc là Không quân Mỹ đã săn lùng các kíp chiến đấu của các ông?
Vâng đúng vậy. Sau mỗi trận đánh chúng tôi phải di chuyển trận địa. Không thể khác được, ngay lập tức quân Mỹ sẽ bắn tên lửa và ném bom vào các trận địa đã phát hiện được. Người Mỹ cố gắng tìm mọi cách ngăn cản sử dụng trang bị của chúng ta, chúng dùng thủ đoạn nhiễu, tên lửa chống radar Shrike. Các nhà thiết kế quân sự của chúng ta cũng đáp trả và hoàn thiện vũ khí trang bị tên lửa phòng không.
- Ông đã tự mình nhìn thấy phi công Mỹ bị bắt làm tù binh chưa?
Chính tôi chưa lần nào nhìn thấy. Hơn nữa sự có mặt của chúng tôi ở Việt Nam đã không được công khai. Suốt thời gian ở Việt Nam chúng tôi chỉ mặc thường phục, không có vũ khí cá nhân và thậm chí không có bất kỳ giấy tờ nào. Giấy từ được cất giữ ở Đại sứ quán Liên Xô.
- Vậy ông đã được giải thích ra sao là sẽ bay sang Việt Nam và ông đã nói gì với gia đình ở nhà?
Tôi phục vụ ở trung đoàn phòng không gần Moscow. Trung đoàn trưởng tuyên bố là có đề nghị với chúng tôi đi công tác đến đất nước “có khí hậu nhiệt đới nóng”. Hầu như tất cả đã đồng ý đi, còn những ai vì lí do nào đó không muốn đi thực tế đã không đi. Tôi cũng đã nói với gia đình ở nhà như vậy.
- Điều gì làm ông, một chàng trai trẻ, ngạc nhiên nhất?
Mọi điều đều làm tôi ngạc nhiên, thiên nhiên không quen thuộc, con người, khí hậu và trận bom đầu tiên phải chịu. Bởi vì ở Moscow chúng tôi được định hướng là chỉ huấn luyện và đào tạo các kíp chiến đấu Việt Nam. Nhưng thực tế, ở Việt Nam chúng tôi đã phải huấn luyện ngay trên trận địa, mà Không quân Mỹ vẫn không ngừng ném bom hàng ngày.
Người Việt Nam rất kiên cường, họ học rất nhanh. Tôi cũng đã học thuộc những khẩu lệnh và từ chuyên dùng cơ bản bằng tiếng Việt.
- Điều gì là khó khăn nhất?
Nóng và ẩm không thể chịu nổi. Ví như, sau 40 phút mặc quần áo tráng cao su chuyên dụng để nạp chất ôxy hoá cho tên lửa (thành phần nhiên liệu đạn tên lửa), chúng tôi đã giảm cân đến 1kg.
Ông Nikolai Kolesnik nhận Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam trao tặng. Ảnh: VOV
 Ông Nikolai Kolesnik nhận Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Việt Nam trao tặng. Ảnh: VOV
- Thanh niên Việt Nam ngày nay nghĩ gì về cuộc chiến tranh này và sự tham gia của các ông trong cuộc chiến tranh đó?
Các cựu chiến binh Việt Nam của cuộc chiến tranh này luôn rất quý trọng. Chúng tôi nhớ lại những ngày gian khổ khó khăn và những chiến thắng chung của chúng tôi. Còn thế hệ trẻ thì quan tâm hỏi chúng tôi về những trận đánh và các tình tiết mà họ chưa biết của cuộc chiến tranh này.
- Hiện nhiều người ở nước ta (Nga) có ý kiến khác nhau về sự tham gia của Liên Xô vào các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ. Đối với ông sự tham gia vào chiến tranh ở Việt Nam là gì?
Đối với tôi những trận đánh đó vẫn là những sự kiện sáng chói nhất trong cuộc sống. Tôi và các bạn chiến đấu của tôi, cả Liên Xô và cả Việt Nam đã tham gia vào các sự kiện lịch sử, đã góp phần tạo nên chiến thắng.
Tôi tự hào là đã giúp nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập của họ và đã tham gia vào việc xây dựng Bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam.
“Viện trợ quân sự của Liên Xô là rất to lớn và toàn diện. Nếu nói về giá trị thì đó là khoảng 2 triệu USD/ngày trong suốt cuộc chiến tranh. Liên Xô đã đưa sang Việt Nam một số lượng lớn trang bị kỹ thuật gồm: 2.000 xe tăng; 7.000 pháo và súng cối; hơn 5.000 pháo phòng không; 158 tổ hợp tên lửa phòng không; hơn 700 máy bay chiến đấu; 120 trực thăng và hơn 100 tàu chiến”, ông Nikolai cho biết.
Để huấn luyện bộ đội Việt Nam sử dụng khí tài này chiến đấu, các chuyên gia Liên Xô đã được điều sang Việt Nam. Từ tháng 7/1965 đến cuối năm 1974 đã có gần 6.500 sĩ quan và tướng lĩnh, cũng như 4.500 chiến sĩ và hạ sĩ quan của các Lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia vào các hoạt động chiến đấu ở Việt Nam. Ngoài ra, các trường và học viện quân sự của Liên Xô cũng bắt đầu đào tạo quân nhân Việt Nam, khoảng 10.000 người.

Bật mí “rồng lửa” S-75M3 của phòng không Việt Nam

S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao được phát triển và đưa vào sử dụng tại Liên Xô từ năm 1957.

“Tất tần tật” mạng lưới radar canh trời Việt Nam

(Kiến Thức) - Phòng không Việt Nam hiện được trang bị nhiều loại radar do Nga, Ukraine và kể cả Israel sản xuất có thể phát hiện mọi mục tiêu trên không (gồm cả tên lửa đạn đạo).

Hệ thống radar cảnh giới P-35 do Liên Xô sản xuất từ những năm 1950 thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu đường không nhằm báo động sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng pháo – tên lửa. P-35 được thiết kế để phát hiện và theo dõi mọi mục tiêu trên không ở tầm xa đến 350km, độ cao tối đa 25km. Ảnh minh họa
Hệ thống radar cảnh giới P-35 do Liên Xô sản xuất từ những năm 1950 thiết kế để phát hiện sớm các mục tiêu đường không nhằm báo động sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng pháo – tên lửa. P-35 được thiết kế để phát hiện và theo dõi mọi mục tiêu trên không ở tầm xa đến 350km, độ cao tối đa 25km. Ảnh minh họa

P-35 được trang bị cho phòng không Việt Nam từ trong kháng chiến chống Mỹ và cho tới ngày nay nó vẫn đóng vai trò chủ lực trong lực lượng cảnh giới bảo vệ bầu trời tổ quốc.
P-35 được trang bị cho phòng không Việt Nam từ trong kháng chiến chống Mỹ và cho tới ngày nay nó vẫn đóng vai trò chủ lực trong lực lượng cảnh giới bảo vệ bầu trời tổ quốc.

Hệ thống radar cảnh giới P-18 do Liên Xô phát triển từ những năm 1970 có tầm trinh sát lên tới 250km, độ cao tối đa 35km. Đài P-18 nếu được nâng cấp hiện đại hóa lên tiêu chuẩn P-18MA có khả năng bắt mục tiêu máy bay tàng hình ở cự ly vài chục km. Ảnh minh họa
Hệ thống radar cảnh giới P-18 do Liên Xô phát triển từ những năm 1970 có tầm trinh sát lên tới 250km, độ cao tối đa 35km. Đài P-18 nếu được nâng cấp hiện đại hóa lên tiêu chuẩn P-18MA có khả năng bắt mục tiêu máy bay tàng hình ở cự ly vài chục km. Ảnh minh họa

Hiện nay, đài cảnh giới P-18 vẫn còn phục vụ tích cực trong lực lượng phòng không ta. Trong ảnh là đài P-18 đặt trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) làm nhiệm vụ phát hiện, báo động sớm mọi kẻ địch trên không.
Hiện nay, đài cảnh giới P-18 vẫn còn phục vụ tích cực trong lực lượng phòng không ta. Trong ảnh là đài P-18 đặt trên đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) làm nhiệm vụ phát hiện, báo động sớm mọi kẻ địch trên không.

Đài radar đo độ cao RPV-16 (Liên Xô phát triển) có nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, bám sát mục tiêu trên không nhằm quản lý vùng trời, kịp thời phát hiện địch trên không và thông báo cho các đơn vị hỏa lực phòng không. Ngoài ra, PRV-16 còn có thể làm nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay chiến đấu bảo vệ vùng trời. Ảnh minh họa
Đài radar đo độ cao RPV-16 (Liên Xô phát triển) có nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, bám sát mục tiêu trên không nhằm quản lý vùng trời, kịp thời phát hiện địch trên không và thông báo cho các đơn vị hỏa lực phòng không. Ngoài ra, PRV-16 còn có thể làm nhiệm vụ dẫn đường cho máy bay chiến đấu bảo vệ vùng trời. Ảnh minh họa

Đài radar cảnh giới P-14 do Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1950, có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở tầm 400km, độ cao 30km. Ảnh minh họa
Đài radar cảnh giới P-14 do Liên Xô phát triển từ cuối những năm 1950, có khả năng phát hiện mục tiêu trên không ở tầm 400km, độ cao 30km. Ảnh minh họa

Đài radar cảnh giới “khủng” nhất của phòng không Việt Nam 55Zh6UE NEBO-UE (Nga) được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch – ta, nhận dạng kiểu loại và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay các loại mục tiêu bay (gồm cả tên lửa đạn đạo). NEBO-UE phát hiện máy bay chiến đấu có diện tích phản hồi radar RCS 2,5 m2 bay ở độ cao 500m ở cự ly 65km, nếu bay ở độ cao 10km cự ly phát hiện tới 310km, lên đến 400km nếu độ cao hành trình của mục tiêu ở mức 20km. Ảnh minh họa
Đài radar cảnh giới “khủng” nhất của phòng không Việt Nam 55Zh6UE NEBO-UE (Nga) được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch – ta, nhận dạng kiểu loại và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay các loại mục tiêu bay (gồm cả tên lửa đạn đạo). NEBO-UE phát hiện máy bay chiến đấu có diện tích phản hồi radar RCS 2,5 m2 bay ở độ cao 500m ở cự ly 65km, nếu bay ở độ cao 10km cự ly phát hiện tới 310km, lên đến 400km nếu độ cao hành trình của mục tiêu ở mức 20km. Ảnh minh họa

Hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay. Ảnh minh họa
Hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay. Ảnh minh họa
 
Việt Nam hiện có nhiều đài radar cảnh giới 36D6 do Ukraine sản xuất, đây là loại radar đặc biệt có thể tích hợp với hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1. 36D6 được thiết kế để phát hiện mục tiêu trên không và nhận diện địch – ta. Đài có khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động - bị động mạnh (tầm giám sát cự ly xa nhất 115km, độ cao lớn nhất tới 27km).
 Việt Nam hiện có nhiều đài radar cảnh giới 36D6 do Ukraine sản xuất, đây là loại radar đặc biệt có thể tích hợp với hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1. 36D6 được thiết kế để phát hiện mục tiêu trên không và nhận diện địch – ta. Đài có khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động - bị động mạnh (tầm giám sát cự ly xa nhất 115km, độ cao lớn nhất tới 27km).

EL/M-2288ER là biến thể xuất khẩu của hệ thống radar cảnh báo sớm EL/M-2288 AD STAR do Israel thiết kế chế tạo. An-ten của radar có khả năng quét 360 độ, phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 430km. Điểm mạnh của EL/M-2288 là nó có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao, đặc biệt là những mục tiêu nhỏ, tốc độ cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
 EL/M-2288ER là biến thể xuất khẩu của hệ thống radar cảnh báo sớm EL/M-2288 AD STAR do Israel thiết kế chế tạo. An-ten của radar có khả năng quét 360 độ, phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới  430km. Điểm mạnh của EL/M-2288 là nó có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao, đặc biệt là những mục tiêu nhỏ, tốc độ cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
Hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga – lính “chuyên nghiệp” bắt máy bay tàng hình của phòng không Việt Nam. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km. Ảnh minh họa
Hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga – lính “chuyên nghiệp” bắt máy bay tàng hình của phòng không Việt Nam. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km. Ảnh minh họa

Ngoài các hệ thống radar cảnh giới, phòng không Việt Nam còn có “mắt thần” nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không. Trong ảnh là đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75 của hệ thống tên lửa tầm cao S-75. SNR-75 làm nhiệm vụ bám mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.
Ngoài các hệ thống radar cảnh giới, phòng không Việt Nam còn có “mắt thần” nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không. Trong ảnh là đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75 của hệ thống tên lửa tầm cao S-75. SNR-75 làm nhiệm vụ bám mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn mục tiêu.

Đài radar cảnh giới P-12 (hệ thống S-75) có tầm trinh sát 275km, làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mục tiêu máy bay địch chuyển về radar điều khiển hỏa lực SNR-75. Ảnh minh họa
 Đài radar cảnh giới P-12 (hệ thống S-75) có tầm trinh sát 275km, làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mục tiêu máy bay địch chuyển về radar điều khiển hỏa lực SNR-75. Ảnh minh họa

Đài radar đo độ cao mục tiêu PRV-11 (hệ thống S-75). Loại radar này cũng nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125 Pechora của quân đội ta. Ảnh minh họa
Đài radar đo độ cao mục tiêu PRV-11 (hệ thống S-75). Loại radar này cũng nằm trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125 Pechora của quân đội ta. Ảnh minh họa

Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125 của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125 Pechora. Nó làm nhiệm vụ bám mục tiêu và điều khiển tên lửa tấn công máy bay địch. Ảnh minh họa
Đài radar điều khiển hỏa lực SNR-125 của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp – trung S-125 Pechora. Nó làm nhiệm vụ bám mục tiêu và điều khiển tên lửa tấn công máy bay địch. Ảnh minh họa

Một số hệ thống tên lửa S-125 của Việt Nam đã được nâng cấp lên biến thể S-125-2TM. Qua đó, hệ thống radar nâng cấp S-125-2TM với khả năng dẫn 2 tên lửa đánh chặn mục tiêu thay vì 1 tên lửa như hệ thống cũ, tầm trinh sát 100km. Trong ảnh là đài S-125-2TM của phòng không Việt Nam
Một số hệ thống tên lửa S-125 của Việt Nam đã được nâng cấp lên biến thể S-125-2TM. Qua đó, hệ thống radar nâng cấp S-125-2TM với khả năng dẫn 2 tên lửa đánh chặn mục tiêu thay vì 1 tên lửa như hệ thống cũ, tầm trinh sát 100km. Trong ảnh là đài S-125-2TM của phòng không Việt Nam

Đài radar cảnh giới và bắt mục tiêu P-15 (hệ thống S-125) có thể bắt mục tiêu ở cự ly xa đến 250km.
Đài radar cảnh giới và bắt mục tiêu P-15 (hệ thống S-125) có thể bắt mục tiêu ở cự ly xa đến 250km.

Đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E của hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất Việt Nam S-300PMU-1. Đài 30N6E có khả năng theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn tên lửa bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc.
Đài radar chiếu xạ và điều khiển hỏa lực 30N6E của hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất Việt Nam S-300PMU-1. Đài 30N6E có khả năng theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn tên lửa bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc.

Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E (hệ thống S-300PMU-1) có tầm phát hiện mục tiêu 300km, phát hiện cùng lúc 300 mục tiêu.
Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E (hệ thống S-300PMU-1) có tầm phát hiện mục tiêu 300km, phát hiện cùng lúc 300 mục tiêu.

Cận cảnh Nga tập trận lớn nhất từ thời Liên Xô

Không quân Nga quyết định điều siêu máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS “góp mặt” trong cuộc tập trận tổ chức tại khu vực Amur thuộc Quân khu Đông của Nga sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tập trận đột xuất cuối tuần trước. Ngoài Tu-95, các đơn vị chiến đấu tầm xa thuộc căn cứ không quân 6952 được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu từ ngày 13/7.
 Không quân Nga quyết định điều siêu máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS “góp mặt” trong cuộc tập trận tổ chức tại khu vực Amur thuộc Quân khu Đông của Nga sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tập trận đột xuất cuối tuần trước. Ngoài Tu-95, các đơn vị chiến đấu tầm xa thuộc căn cứ không quân 6952 được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu từ ngày 13/7.

Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 13-20/7. Hãng tin RIA Novosti nhận định đây là cuộc tập trận lớn bất thường thứ ba kể từ đầu năm tới nay, sau khi có hàng loạt cáo buộc về tham nhũng tại một căn cứ quân sự lớn thuộc quân đội Nga.
 Cuộc tập trận bắt đầu từ ngày 13-20/7. Hãng tin RIA Novosti nhận định đây là cuộc tập trận lớn bất thường thứ ba kể từ đầu năm tới nay, sau khi có hàng loạt cáo buộc về tham nhũng tại một căn cứ quân sự lớn thuộc quân đội Nga.

“Mục đích chính của các hoạt động là để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, đánh giá về mức độ đào tạo, khả năng chuẩn bị kỹ thuật cũng như trình độ trang bị của các đơn vị vũ khí và thiết bị quân sự”, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.
 “Mục đích chính của các hoạt động là để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, đánh giá về mức độ đào tạo, khả năng chuẩn bị kỹ thuật cũng như trình độ trang bị của các đơn vị vũ khí và thiết bị quân sự”, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.

Hồi đầu tháng 5/2013, Tổng thống Putin phát biểu rằng, một cuộc tập trận bất ngờ là biện pháp hiệu quả nhất để các lực lượng vũ trang sẵn sàng nhiệm vụ, dự kiến sẽ tiếp tục những cuộc diễn tập không định kỳ trong tương lai.
 Hồi đầu tháng 5/2013, Tổng thống Putin phát biểu rằng, một cuộc tập trận bất ngờ là biện pháp hiệu quả nhất để các lực lượng vũ trang sẵn sàng nhiệm vụ, dự kiến sẽ tiếp tục những cuộc diễn tập không định kỳ trong tương lai.

Tập trận diễn ra trong bối cảnh Hạm đội Thái Bình dương và Hải quân Trung Quốc vừa trải qua đợt diễn tập trên vịnh Peter Đại đế.
 Tập trận diễn ra trong bối cảnh Hạm đội Thái Bình dương và Hải quân Trung Quốc
vừa trải qua đợt diễn tập trên vịnh Peter Đại đế.

Những hoạt động tác chiến diễn tập tuân thủ theo các kế hoạch huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Liên bang Nga được lên kế hoạch.
 Những hoạt động tác chiến diễn tập tuân thủ theo các kế hoạch huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Liên bang Nga được lên kế hoạch.

Ngày 14/7, 6 nhóm đặc nhiệm khác từ hạm đội Thái Bình Dương đến biển Okhotsk cùng tham gia cuộc tập trận này.
 Ngày 14/7, 6 nhóm đặc nhiệm khác từ hạm đội Thái Bình Dương đến biển Okhotsk cùng tham gia cuộc tập trận này.

Các đơn vị chiến đấu tầm xa được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu từ ngày 13/7.
 Các đơn vị chiến đấu tầm xa được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu từ ngày 13/7.

Phi công tập luyện phối hợp hành động của các tổ lái trong việc bảo vệ các chủ thể khỏi cuộc không kích của đối phương giả định.
 Phi công tập luyện phối hợp hành động của các tổ lái trong việc bảo vệ các chủ thể khỏi cuộc không kích của đối phương giả định.

Một phần của phạm đội Thái Bình Dương cũng sẽ thực hiện các bài tập chống cướp biển trong đợt tập trận quy mô lớn này.
 Một phần của phạm đội Thái Bình Dương cũng sẽ thực hiện các bài tập chống cướp biển trong đợt tập trận quy mô lớn này.