COVID-19 tác động đến sự tăng trưởng GDP của Việt Nam 2020 thế nào?

(Kiến Thức) - Theo báo cáo “Tác động kinh tế của COVID-19 đối với Việt Nam” của VinaCapital, dự báo dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam sẽ được kiềm chế vào cuối quý II/2020 nhờ các biện pháp mạnh tay và nhanh chóng của Chính phủ.

Theo ước tính của VinaCapital, dịch bệnh COVID-19 có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Cụ thể, sẽ làm giảm tăng trưởng GDP của Việt Nam 3% năm nay, đến từ 3 yếu tố: Khách du lịch giảm 50% sẽ làm giảm tăng trưởng GDP 1,5 %; Tăng trưởng sản lượng sản xuất chậm lại làm giảm tăng trưởng GDP 1%; Tiêu dùng trong nước chậm hơn làm giảm tăng trưởng GDP 0,5 %.
COVID-19 tac dong den su tang truong GDP cua Viet Nam 2020 the nao?
Ảnh minh họa. 
Về du lịch
Du lịch Việt Nam sụt giảm mạnh từ mức tăng 7% trong quý 1/2019 xuống giảm 18% trong quý 1/2020. Ước tính, ngành du lịch Việt Nam sẽ giảm 50% trong năm 2020.
Dù vậy, VinaCapital dự đoán ngành du lịch không làm giảm tốc độ GDP của Việt Nam trong năm 2021.

Mời độc giả xem video: GDP có thể sụt giảm vì COVID-19. Nguồn: VTC.

Về sản xuất
Trong báo cáo tháng 2 về tác động của COVID-19 tới kinh tế Việt Nam, VinaCapital lo ngại nguồn cung có thể cản trở khả năng sản xuất của các nhà máy khi 1/3 nguyên liệu các nhà máy Việt Nam nhập đến từ Trung Quốc.
Những lo ngại ấy đã chuyển từ phía cung sang cầu khi Trung Quốc đang nỗ lực hoạt động công nghiệp. Tuy nhiên, VinaCapital dự đoán các công ty Trung Quốc sẽ chuyển một phần sản xuất sang Việt Nam để cắt giảm chi phí.
Sản xuất may mặc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh COVID-19 toàn cầu lan rộng khi xuất khẩu giảm tới 15%. Khoảng 20% các nhà máy có đơn đặt hàng đều bị hủy bỏ. Trái lại, sản xuất và xuất khẩu điện thoại di động của Việt Nam vẫn tăng nhẹ trong năm nay cho dù Samsung đã công bố vào tuần trước rằng họ dự kiến xuất khẩu từ Việt Nam sẽ giảm 11% trong năm 2020.
Công nhân nhà máy không phải là vấn đề đối với các nhà máy sản xuất ở Việt Nam. Chính phủ có nhiểu biện pháp để tránh cản trở hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
Ngành sản xuất của Việt Nam giảm từ 12,4% trong quý 1/2019 xuống 7,1% trong quý 1/2020 song sản lượng sản xuất dường như không giảm mạnh.
Như vậy, tính theo quý, GDP được dự báo với tốc độ tăng trưởng 0% trong quý 2, 5% trong quý 3 và 7% trong quý 4.
Lý do tốc độ tăng trưởng GDP quý 2 ở mức 0%, theo VinaCapital, quan sát quý 1 cho thấy dịch bệnh Covid-19 đã tác động hoàn toàn đến nền kinh tế trong khoảng 01 tháng đã làm giảm mức tăng trưởng GDP quý 1/2020 còn 3,8%, giảm 3 điểm % so với quý 1/2019 là 6,8%.
Vì thế, dự đoán quý 2/2020 dịch bệnh Covid-19 sẽ tác động hoàn toàn tới nền kinh tế dài hơn 2 tháng (hoạt động trở lại bình thường trong tháng 6), cho nên giả định tăng trưởng GDP quý 2/2020 sẽ giảm 7 điểm % so với mức tăng 7,2% của quý 2/2019, do đó tốc độ tăng trưởng quý 2/2020 khoảng 0%.

Thâm nhập khách sạn sang chảnh Ronaldinho bị quản thúc... chờ ra tòa

(Kiến Thức) - Trong 2 ngày tới, hai anh em danh thủ Ronaldinho sẽ chịu quản thúc tại khách sạn 4 sao Palmaroga, mang nét kiến trúc tân cổ điển. 

Tham nhap khach san sang chanh Ronaldinho bi quan thuc... cho ra toa
Sáng 8/4 (giờ Hà Nội), Ronaldinho và anh trai đã trở về quản thúc tại khách sạn Palmaroga sau hơn 1 tháng ở nhà tù Agrupacion Especializada. 

GDP quý 1/2019 tăng 6,79%

Mặc dù thấp hơn mức tăng trưởng của quý 1/2018 nhưng GDP quý 1 năm nay cao hơn mức tăng trưởng quý 1 của năm 2011-2017...

GDP quy 1/2019 tang 6,79%
 Động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong quý 1/2019 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 12,35%.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2019 ước tính tăng 6,79% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng có đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng GDP năm nay, với mức đóng góp 51,2%.

Thế giới “thấm đòn” COVID-19, bài học nào cho kinh tế Việt Nam?

(Kiến Thức) - COVID-19 đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù vậy, Việt Nam vẫn ưu tiên cao nhất cho chống dịch, coi đó là điều kiện căn bản để hồi phục các hoạt động kinh tế. 

Đại dịch COVID-19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới nhưng theo các cơ chế khác nhau cả về phía cung và phía cầu. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc của mỗi nền kinh tế cũng như sự liên kết của nền kinh tế đó với phần còn lại của thế giới.