Vì sao cổ phiếu GMC có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc?

(Vietnamdaily) - Do thiếu đơn hàng, GMC đã ngừng sản xuất từ tháng 5/2023.

Ngày 27/12/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa có thông báo về việc sẽ xem xét hủy niêm yết đối với cổ phiếu GMC của CTCP Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC).
HoSE cho biết cổ phiếu của Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn hiện đang thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo Quyết định số 158/QĐ-SGDHCМ ngày 04/04/2024 của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh do Lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán trong 02 năm gần nhất (2022-2023) của tổ chức niêm yết là số âm.
Căn cứ BCTC riêng và hợp nhất soát xét bán niên 2024 của GMC và văn bản số 735/CV-2024/AASCS ngày 16/12/2024 của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Phía Nam (AASCS) xác nhận thông tin như sau: "Công ty đã bị tạm ngưng sản xuất kinh doanh chính từ tháng 5 năm 2023 đến nay (đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán ngày 15 tháng 8 năm 2024)". Cụ thể, công ty không có phát sinh doanh thu và chỉ phí sản xuất đơn hàng, chỉ phát sinh một số chi phí không đáng kể cho nhân viên bộ phận trực tiếp và gián tiếp được giữ lại, chi phí duy trì, bảo dưỡng tài sản cố định và hàng tồn kho.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra trường hợp: “Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên".
Vi sao co phieu GMC co kha nang bi huy niem yet bat buoc?
Ảnh minh họa 
Do đó Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM thông báo về việc cổ phiếu GMC rơi vào trường hợp huỷ niêm yết bắt buộc và sẽ tiến hành huỷ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu GMC của Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn theo quy định.
Garmex Sài Gòn – tiền thân là CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn được thành lập vào năm 1976, khởi đầu là một doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2004, Garmex Sài Gòn được cổ phần hóa và niêm yết trên HoSE với mã chứng khoán GMC từ năm 2006.
Giai đoạn trước năm 2020, Garmex Sài Gòn là một trong những doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam với doanh thu thường xuyên duy trì trên 1.500 tỷ đồng và quy mô trên 4.000 nhân sự. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh đã xuống dốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong hai năm trở lại đây, công ty gần như không có doanh thu, khiến số lượng nhân sự giảm mạnh, chỉ còn 31 người tính đến ngày 30/10/2024.
Nguyên nhân chính xuất phát từ sự phụ thuộc vào một đối tác lớn là CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex). Khi dịch Covid-19 xảy ra, Gilimex mất đi đối tác chiến lược là gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon Robotics LLC, dẫn đến việc Garmex Sài Gòn không còn đơn hàng gia công. Đồng thời, công ty phải đối mặt với lượng tồn kho lớn mà chưa có phương án xử lý hiệu quả.
Đồng thời, Garmex Sài Gòn khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng dù đã có gần 50 năm tuổi đời và ngành dệt may có nhiều tín hiệu khả quan.
Về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng đầu năm, Garmex Sài Gòn ghi nhận chưa tới 475 triệu đồng doanh thu thuần, cùng kỳ năm ngoái là hơn 8,1 tỷ đồng. Chiếm phần lớn trong số này là doanh thu cung cấp dịch vụ và thanh lý máy móc cũ.
Sau 9 tháng, GMC lỗ gần 8 tỷ, nâng mức lỗ lũy kế lên gần 82 tỷ đồng, khiến cổ phiếu doanh nghiệp chưa thoát tình trạng bị kiểm soát.
Do thiếu đơn hàng, công ty này đã ngừng sản xuất từ tháng 5/2023. Sau đó, doanh nghiệp liên tục cắt giảm chi phí và thanh lý các tài sản để thu hồi tiền.

Cổ phiếu TTL tăng trần 7 phiên sau kế hoạch thoái vốn của SCIC

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu TTL đã có 7 phiên tăng trần liên tiếp. Phiên giao dịch ngày 13/12, cổ phiếu TTL tăng kịch trần gần 10% đạt mức giá 14.900 đồng/cp. 

Ngày 11/12, Tổng Công ty Thăng Long – CTCP (HNX: TTL) đã có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội(HNX) giải trình về việc cổ phiếu TTL tăng trần 5 phiên liên tiếp, từ ngày 5/12-11/12.

Cổ đông BIDV sắp nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 21%

(Vietnamdaily) - BIDV dự kiến phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 21%. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ phiếu phát hành là 24/12.

HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) vừa công bố Nghị quyết về việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2022.

Theo đó, BIDV dự kiến phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 21% (người sở hữu 100 cp được nhận 21 cp mới).

Encapital của ông Nguyễn Hoàng Giang hút 100 tỷ đồng trái phiếu

(Vietnamdaily) - CTCP Công nghệ Tài chính Encapital hoàn tất phát hành lô trái phiếu 100 tỷ đồng vào ngày 06/12/2024, được đảm bảo bởi hơn 9,3 triệu cổ phần Chứng khoán DNSE (DSE).

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty CP Công nghệ Tài chính Encapital (Tài chính Encapital) vừa hoàn tất lô trái phiếu ECFCH2425001, với giá trị 100 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng và đáo hạn vào ngày 05/12/2025.