Cho trẻ ăn sáng thế này bằng hại con, thực phẩm nào cần tránh?

(Kiến Thức) - Cho trẻ ăn sáng rất quan trọng, ảnh hưởng chất lượng học tập, vui chơi cả ngày của trẻ, cũng như dinh dưỡng lâu dài. Tuy nhiên nhiều gia đình đang cho trẻ ăn sáng sai cách, lại hóa lợi ít hại nhiều.

1. Trứng chưa chín kỹ
Trứng đủ chất dinh dưỡng và đa phần trẻ em đều yêu thích, nên nhiều gia đình thường cho trẻ ăn sáng bằng trứng. 
Tuy nhiên nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng trứng luộc chín mất dinh dưỡng, trứng chưa chín kỹ có giá trị dinh dưỡng cao hơn cho trẻ em. Nên khi luộc hoặc rán họ sẽ để trứng lòng đào.
Trên thực tế, trứng chưa nấu chín rất có hại cho sức khỏe của trẻ em, và có thể dễ dàng gây nhiễm khuẩn.
2. Sữa chua
 Các thành phẩm từ sữa thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ. Nhưng rất nhiều sản phẩm không phải là sữa nguyên chất, thêm nhiều loại quả, hạt không đảm bảo chất lượng an toàn, hoặc quá nhiều đường.
Các sản phẩm này thích hợp cho trẻ uống vào buổi sáng, không chỉ chứa nhiều chất phụ gia mà còn có giá trị dinh dưỡng thấp.
3. Thực phẩm có hàm lượng đường cao
Một số bà mẹ sẽ thêm một số thực phẩm nhiều đường vào bữa sáng của trẻ, chẳng hạn như các món tráng miệng và sôcôla khác nhau.
Trẻ em ăn các loại đồ ăn nhiều đường, đặc biệt là bữa sáng, không chỉ làm hỏng chức năng tiêu hóa và hấp thu của dạ dày và ruột mà còn gây mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến béo phì và giảm khả năng miễn dịch.
Cho tre an sang the nay bang hai con, thuc pham nao can tranh?

4. Thức ăn nhanh
 Nhiều cha mẹ không có thời gian làm bữa sáng, lại không muốn ăn ngoài hàng, vì vậy chọn cách tích trữ đồ ăn nhanh ở nhà. Ví dụ các loại mì, bánh bao, chỉ cần làm nóng hoặc chế biến nhanh vào buổi sáng. 
Cha mẹ chế biến dễ dàng, trẻ nhỏ lại cũng hay thích thức ăn nhanh, tất cả đã quên đi những nguy hiểm của thức ăn nhanh. Bởi vì những thực phẩm này có xu hướng được bảo quản trong một thời gian dài, chúng sẽ thêm nhiều chất bảo quản và phụ gia, và hàm lượng muối của chúng sẽ đặc biệt cao.
Cho tre an sang the nay bang hai con, thuc pham nao can tranh?-Hinh-2

Vậy nên cho trẻ ăn sáng như thế nào để tốt cho sức khỏe
Trước hết, thực phẩm cần có đủ lượng calo và protein để cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động, chẳng hạn như các loại thịt và các sản phẩm từ đậu nành là những lựa chọn tốt
Thứ hai, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người phải đa dạng. Khi chuẩn bị bữa sáng, chúng ta phải tính đến sự đa dạng của các món ăn. Tốt nhất là nhiều hơn ba loại và ăn chúng với rau và trái cây tươi.

Lưu ý khi ăn mướp đắng nhất định phải biết kẻo rước hại vào thân

(Kiến Thức) - Mướp đắng không chỉ là một loại nguyên liệu trong ẩm thực, mà còn có nhiều đặc tính dược lý như thanh nhiệt, giải độc, tiêu khát,...Tuy nhiên, có một số điểm bạn cần lưu ý khi ăn mướp đắng để tránh gây hại cho cơ thể.
 

Luu y khi an muop dang nhat dinh phai biet keo ruoc hai vao than
 Khi ăn mướp đắng, bạn không nên kết hợp với tôm. Ảnh: ajumagarden.
Luu y khi an muop dang nhat dinh phai biet keo ruoc hai vao than-Hinh-2
 Mướp đắng giàu vitamin C, tôm chứa nhiều hợp chất asen hóa trị 5, ăn chung với nhau sẽ làm asen hóa trị 5 biến đổi thành asen hóa trị 3, thường được biết với tên gọi là thạch tín - một chất cực độc, nguy hiểm tới sức khỏe của con người nếu dùng nhiều. Ảnh: agrion.
Luu y khi an muop dang nhat dinh phai biet keo ruoc hai vao than-Hinh-3
 Người bị bệnh gan, thận cũng không nên ăn nhiều mướp đắng. Ảnh: tin247.
Luu y khi an muop dang nhat dinh phai biet keo ruoc hai vao than-Hinh-4
 Nghiên cứu lâm sàng cho thấy hạt mướp đắng chứa chất vicine có thể gây ra ngộ độc với các biểu hiện cấp tính như đau đầu, đau thắt bụng, hôn mê. Ảnh: ihs.
Luu y khi an muop dang nhat dinh phai biet keo ruoc hai vao than-Hinh-5
 Người có bệnh huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng do mướp đắng chứa charantin, Polypeptid-P và Vicine. C. Ảnh: tieudungxanh.
Luu y khi an muop dang nhat dinh phai biet keo ruoc hai vao than-Hinh-6
 Người bị huyết áp thấp ăn nhiều mướp đắng có thể bị giảm huyết áp, hạ lượng đường trong máu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt rất nguy hiểm. Ảnh: hstatic.
Luu y khi an muop dang nhat dinh phai biet keo ruoc hai vao than-Hinh-7
 Phụ nữ mang thai, cho con bú cũng không nên sử dụng mướp đắng. Ảnh: laodong.
Luu y khi an muop dang nhat dinh phai biet keo ruoc hai vao than-Hinh-8
 Các nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, làm hư thai, dễ dẫn tới sinh non và có khả năng làm đột biến gen. Ảnh: mav.
Luu y khi an muop dang nhat dinh phai biet keo ruoc hai vao than-Hinh-9
 Người sau khi phẫu thuật cũng không nên ăn mướp đắng bởi nó có thể cản trở quá trình kiểm soát đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Ảnh: googleusercontent.
Luu y khi an muop dang nhat dinh phai biet keo ruoc hai vao than-Hinh-10
 Do đó, người được chỉ định mổ nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến. Ảnh: vccloud.
 

Hà Nội nắng nóng, tia UV ở mức nguy hại: Da “khổ” thế nào?

(Kiến Thức) - Những ngày nắng nóng cao điểm này, chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 7-9 với mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới làn da.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/6, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển mạnh và mở rộng về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng phơn nên các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt kéo dài với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 45-55%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-17 giờ.
Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt trong những ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.

Món gỏi nhiễm loại sán gây xơ gan, ung thư đường mật

Theo Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.W (Bộ Y tế), tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ (liên quan thói quen ăn gỏi cá) ở một số tỉnh rất cao. Năm 2018, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại Hòa Bình là 24,4%; Nam Định 11,8%; Ninh Bình 21%; Thanh Hóa 21,6%; Phú Yên 15,3%.

Theo đó, đánh giá của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.W, bệnh do ký sinh trùng (giun, sán) còn phức tạp và phổ biến tại nhiều vùng, do thói quen ăn uống, lao động chưa hợp vệ sinh.
Mon goi nhiem loai san gay xo gan, ung thu duong mat
 
Trong đó, sán lá gan nhỏ liên quan mật thiết vệ sinh ăn uống. Sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật đẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng được rơi vào môi trường nước. Trứng bị ốc nuốt nở ra ấu trùng lông để phát triển thành ấu trùng đuôi.

Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước. Ấu trùng xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ký sinh ở trong thịt của cá. Người (hoặc động vật) ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật. T

Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán trưởng thành mất khoảng 26 ngày.

Theo nghiên cứu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.W, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ (liên quan thói quen ăn gỏi cá) ở một số tỉnh rất cao. Năm 2018, tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ tại Hòa Bình là 24,4%; Nam Định 11,8%; Ninh Bình 21%; Thanh Hóa 21,6%; Phú Yên 15,3%. Đánh gái chung là 61% người có thói quen ăn gỏi nhiễm sán lá gan nhỏ.