Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Luật Đất đai sửa đổi

Uỷ ban Pháp luật và Uỷ ban Kinh tế cho rằng, đây là dự án Luật rất cấp thiết, cần phải ban hành sớm và đã được đưa vào Chương trình tháng 5/2019, sau đó phải điều chỉnh nhiều lần, lần này là đề nghị điều chỉnh lần thứ tư.

Sáng 16/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Chinh phu de nghi lui thoi han trinh Luat Dat dai sua doi

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long

Đại diện Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, vẫn còn có dự án luật phải xin lùi thời hạn trình. Một số cơ quan vẫn chưa thực sự chủ động trong việc lập đề nghị xây dựng các dự án luật để đề xuất đưa vào Chương trình, hồ sơ đề nghị xây dựng một số luật chất lượng chưa cao, chưa đảm bảo thời hạn theo quy định.

Nguyên nhân, theo ông Long, có tình trạng lãnh đạo một số cơ quan vẫn chưa chỉ đạo sát công tác xây dựng pháp luật; chưa tính toán kỹ về phạm vi điều chỉnh, nội dung cũng như tác động của các chính sách; chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của đơn vị pháp chế.

“Không đưa vào những dự án thiếu hồ sơ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, phải bảo đảm tính linh hoạt, có “độ mở” và phải tính đến khả năng sẽ tiếp tục có các đề xuất bổ sung một số dự án vào Chương trình”, ông Long nhấn mạnh.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đề nghị đưa 15 dự án luật vào Chương trình năm 2023. Cụ thể, tại Kỳ họp thứ 5 dự kiến thông qua 9 dự án, trong đó có một số luật sửa đổi như: Luật Giá, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu sửa đổi và Luật Phòng thủ dân sự; đồng thời cho ý kiến 4 dự án: Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Phát triển công nghiệp.

Tại Kỳ họp thứ 6, dự kiến thông qua 4 dự án đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến 2 dự án: Luật Lưu trữ và Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Trong năm 2022, Chính phủ đề nghị điều chỉnh Chương trình với 17 dự án. Tại Kỳ họp thứ 3 sẽ bổ sung 3 dự án trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua theo quy trình 1 kỳ họp, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và 2 dự thảo Nghị quyết. Đồng thời bổ sung vào Chương trình cho ý kiến 3 dự án, gồm: Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cùng với đó, Chính phủ cũng đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến sau thời điểm Trung ương có chủ trương, định hướng, chỉ đạo về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai làm cơ sở chính trị cho việc sửa đổi dự án Luật. Thời điểm đó, Chính phủ sẽ hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội.

Tại Kỳ họp thứ 4, bổ sung vào Chương trình dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp. Đồng thời bổ sung vào Chương trình thông qua 3 dự án và cho ý kiến đối với 8 dự án.

Như vậy, với việc điều chỉnh như trên, số lượng các dự án thuộc Chương trình năm 2022 sẽ là 27 dự án, tăng 14 dự án so với Chương trình đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Chinh phu de nghi lui thoi han trinh Luat Dat dai sua doi-Hinh-2

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Luật Đất đai sửa đổi đề nghị chỉ nên lùi 1 kỳ

Thẩm tra, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Uỷ ban này nhận thấy, trong bối cảnh tình hình năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 có một số yếu tố đặc thù, tác động không nhỏ đến công tác lập và thực hiện Chương trình. Đây là thời gian chuyển giao nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ cũng như nhiều cơ quan khác trong bộ máy nhà nước; đồng thời, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, đời sống, sinh hoạt của Nhân dân, tác động nhất định đến công tác xây dựng pháp luật.

Về đề nghị lùi thời điểm trình dự án Luật đất đai (sửa đổi), theo ông Tùng, Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội dự án Luật nhưng không đề xuất thời hạn lùi cụ thể. Uỷ ban Pháp luật và Uỷ ban Kinh tế cho rằng, đây là dự án Luật rất cấp thiết, cần phải ban hành sớm và đã được đưa vào Chương trình từ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2019), sau đó phải điều chỉnh nhiều lần, lần này là đề nghị điều chỉnh lần thứ tư.

Theo ông Tùng, lý do của Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình là đợi Hội nghị Trung ương 5 xem xét tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW không phải là vấn đề mới, khi Quốc hội xem xét đưa dự án vào Chương trình cũng đã cân nhắc vấn đề này. Do đó, các cơ quan của Quốc hội đề nghị chỉ nên lùi 1 kỳ để trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật này tại kỳ họp thứ 4 và vẫn xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp như Quốc hội đã quyết định.

“Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới xây dựng, ban hành luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết, nhưng là vấn đề mới, chưa đạt đồng thuận cao thì có thể thực hiện thí điểm”, ông Tùng nhấn mạnh.

Giá heo hơi hôm nay: Tăng từ 1.000 - 3.000 đồng/kg trên diện rộng

(Vietnamdaily) - Giá heo hơi hôm nay 16/4 ghi nhâ%3ḅn tăng từ 1.000 đồng/kg đến 3.000 đồng/kg và được thu mua trong khoảng 53.000 - 58.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Bắc đi ngang

Cụ thể, mức giá thu mua heo hơi thấp nhất được ghi nhận tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ và Ninh Bình là 53.000 đồng/kg. 

Cổ phiếu SJF của Sao Thái Dương được ra khỏi diện cảnh báo

(Vietnamdaily) - Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) mới thông báo về việc đưa cổ phiếu CTCP Đầu tư Sao Thái Dương (SJF) ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 15/4.

Nguyên nhân do SJF có lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2021 là 17,93 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 là 43,07 tỷ đồng.

Căn cứ trên BCTC hợp nhất, SJF không thuộc các trường hợp bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định khoản 1, Điều 37 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Dự án tỷ đô đánh thức tiềm năng bất động sản biển cao cấp tại Quy Nhơn

(Vietnamdaily) - Với lợi thế quỹ đất lớn, chính sách mở cửa du lịch, hạ tầng đầu tư ngày càng đồng bộ cùng sự xuất hiện của dự án lớn như MerryLand Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn đang có thời cơ vàng phát triển phân khúc bất động sản biển cao cấp, vươn tầm quốc tế trở thành điểm đến lý tưởng hàng đầu châu Á.

Giải phóng tiềm năng bất động sản cao cấp

Nhiều chuyên gia cho rằng, Bình Định nói chung và Quy Nhơn nói riêng là một vùng đất sở hữu nhiều lợi thế về tự nhiên, văn hóa, lịch sử và cần được phát huy giá trị để nhiều người, nhiều du khách hơn nữa biết đến mảnh đất này.