CEO hãng di động Trung Quốc bị cấm đi máy bay, tàu cao tốc

(Kiến Thức) - Từng nói những lời to tát khi ra mắt thương hiệu điện thoại tại Trung Quốc, CEO của Smartisan giờ rơi vào cảnh khốn khó.

Luo Yonghao - CEO hãng di động Trung Quốc từng nói những lời rất to tát khi ra mắt chiếc điện thoại Smartisan vào năm 2014. Ngay khi ra mắt, hãng điện thoại này định vị sản phẩm của mình ở phân khúc cao cấp, tuyên bố "tiêu diệt" tất cả các bom tấn, trong đó có iPhone của Apple.
Ông Luo, khi đó còn là CEO của Smartisan thậm chí tự tin gọi sản phẩm của mình là: "Tốt nhất bán cầu Đông", cách nói khác của "tốt nhất châu Á".
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh Luo chỉ là một "thánh nổ". Smartisan tấn công vào một thị trường ngách nhưng không thể đạt thành công như họ mong muốn. Nhà sáng lập công ty này giờ thậm chí đối xử như công dân hạng 2 sau một vụ kiện.
CEO hang di dong Trung Quoc bi cam di may bay, tau cao toc
Luo Yonghao bị cộng đồng mạng Trung Quốc đặt biệt danh "thánh nổ" vì những phát ngôn quá to tát khi ra mắt điện thoại năm 2014. Ảnh: Engadget. 
Theo Reuters, ông Luo hiện không được đi máy bay, tàu cao tốc sau khi tòa phán quyết công ty Smartisan thua vụ kiện liên quan đến hợp đồng. Ông Luo cũng không được nghỉ tại các khách sạn cao cấp, vào hộp đêm hay các sân golf, không được mua tài sản có giá trị cao hay cho con học tại các trường tư đắt tiền.
Lệnh cấm được đưa ra sau khi tòa tuyên bố công ty Smartisan không tuân thủ các phán quyết từ phiên tòa trước đó, xét xử tranh chấp về các thỏa thuận trong hợp đồng giữa họ và một công ty điện tử địa phương.
Tại Trung Quốc, thị phần Smartisan thua xa những công ty lớn như Huawei, Xiaomi và Oppo. Công ty này vừa ra mắt một smartphone mới vào tuần trước. Họ cũng có một thỏa thuận với ByteDance, công ty sở hữu mạng xã hội TikTok để phát triển một mẫu điện thoại cho đối tác.
Wu Dezhou, CEO hiện tại của Smartisan cho biết ByteDance đã mua lại một số bản quyền của công ty ông, và phần lớn nhân sự đã chuyển sang làm việc cho thiết bị hợp tác giữa hai công ty. Ông Luo trước đó đã rời khỏi công ty với lý do cá nhân.
Trên mạng xã hội, ông Luo gửi lời xin lỗi tới những nhà đầu tư và chủ nợ, đồng thời hứa hẹn sẽ trả hết nợ trong tương lai. Công ty của ông nợ 600 triệu tệ vào cuối năm ngoái, nhưng năm nay đã trả được một nửa số nợ.
Luo cho biết ông nguyên là một giáo viên dạy tiếng Anh, sau đó là chủ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
CEO hang di dong Trung Quoc bi cam di may bay, tau cao toc-Hinh-2
Tuyên bố "giết chết iPhone", nhưng chiếc điện thoại đầu tay của Smartisan lại có ngoại hình rất giống iPhone 5. Ảnh: Byhenyan. 
Năm 2011, Luo gây sốt trên mạng xã hội Trung Quốc khi đập nát một chiếc tủ lạnh Siemens ngay bên ngoài trụ sở của công ty này ở Bắc Kinh vì từ chối bảo hành sản phẩm bị lỗi. Đoạn video sau khi được lan truyền đã gây hiệu ứng mạnh mẽ, buộc Siemens phải nghiêm túc xem lại vấn đề, đưa ra lời xin lỗi và khắc phục toàn bộ số sản phẩm bị lỗi trên toàn Trung Quốc.
Bằng sự nổi tiếng của mình, Luo đã gây ngạc nhiên cho giới công nghệ tại Trung Quốc khi tuyên bố thành lập công ty điện thoại và ra mắt sản phẩm đầu tiên vào 28/5/2012.
Chiếc Smartisan T1 ra mắt 20/5/2014, có cấu hình gồm màn hình 5 inch Full HD, chip Snapdragon 801 4 nhân tốc độ 2,5 GHz, RAM 2 GB, đồ hoạ Adreno 330, bộ nhớ trong 16 GB, camera chính 13 MP. Smartisan T1 được bán với giá từ 3.000 nhân dân tệ.
Để "giết chết iPhone" và những bom tấn khác, Smartisan T1 cũng nhấn vào khả năng chụp ảnh và xử lý âm thanh. Theo Engadget, smartphone này trang bị cảm biến hình ảnh của Sony và chip xử lý âm thanh của Texas Instruments.
Giống như hầu hết smartphone Trung Quốc trên thị trường, Smartisan T1 chạy trên một hệ điều hành riêng, được phát triển trên Android, mang tên Smartisan OS. Giao diện được tuỳ biến hoàn toàn theo hướng rút ngắn các thao tác cử chỉ.
Tuy nhiên, sau khi đạt mức đặt hàng trước kỷ lục, Smartisan lại không giao máy kịp cho người dùng. Nguyên nhân là đối tác sản xuất, lắp ráp linh kiện của Smartisan bị phá sản trong quá trình gia công chiếc T1. Sự cố này khiến những người lỡ đặt mua trước đó giận dữ và mất lòng tin vào "thánh nổ" Luo.

Kho hàng Thế giới di động bị trộm "cuỗm" hàng trăm triệu đồng sau Tết

Nhân viên Thế giới di động vừa mới trình báo Công an quận Thủ Đức về việc bị trộm đột nhập kho hàng lấy đi nhiều tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng.

Ngày 21/2, Công an quận Thủ Đức đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ có liên quan tiến hành điều tra, xác minh vụ trộm đột nhập kho hàng của Thế giới di động trên đường Đào Trinh Nhất, phường Linh Tây, quận Thủ Đức, TP. HCM lấy đi nhiều tài sản có giá trị.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Giá cước điện thoại giảm 20% từ 1/5/2018

Từ 1/5/2018, giá cước cuộc gọi di động giữa các nhà mạng sẽ tiếp tục giảm 20%.

Sau khi chấm dứt việc áp dụng mức khuyến mại 50% đối với các thuê bao trả trước (từ 1/3/2018), thì từ 1/5/2018, giá cước cuộc gọi di động giữa các nhà mạng sẽ tiếp tục giảm.

Vì sao mạng di động 5G trở thành chiến trường giữa Mỹ và Trung Quốc?

Trung Quốc là một cường quốc trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G. Cùng với trí tuệ nhân tạo, đây là xu thế mới trong quân sự năm 2019.
 

Bên cạnh những lợi ích thương mại của mạng di động 5G, thế hệ mạng vô tuyến thứ 5 còn là cuộc cách mạng hóa công nghệ an ninh và quân sự. Vì thế cũng dễ hiểu tại sao mạng di động 5G trở thành tâm điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đây được coi là một những nỗ lực ngăn cản từ phía Mỹ, cùng với đó là những cáo buộc gián điệp cho chính phủ Trung Quốc trước sự trỗi dậy của nước này vươn lên trở thành một cường quốc đi đầu trong công nghệ viễn thông.