Cảnh đẹp tuyệt mỹ của Phụng Hoàng Sơn vùng Bảy Núi

Giữa những ngọn núi cao, hùng vĩ vùng Bảy Núi, Phụng Hoàng Sơn là một trong những ngọn núi để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng nhất.

Núi Phụng Hoàng Sơn (còn có tên là núi Ông Tô, núi Cô Tô) nằm ở độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, thuộc xã núi Tô, huyện Tri Tôn. Truyền thuyết dân gian kể rằng “Núi Tô có hình dáng giống như cái Tô lật úp nên mới gọi là núi Tô”. Một giả thuyết khác lại cho rằng Cô Tô xưa kia là nơi có rất nhiều loài chim đẹp về trú ngụ. 
Dáng núi Phụng Hoàng Sơn giống hình chim Phụng rất đẹp nên gọi là Phụng Hoàng Sơn với dãy đồi nằm ở phía Tây, tức đồi Tức Dụp – một địa danh lẫy lừng bởi tinh thần chiến đấu kiên gan của quân và dân ta trong thời kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược. Nơi đây, địch đã dốc toàn lực tấn công ta suốt 128 ngày đêm nhưng đã hoàn toàn thảm bại. Hiện nay, đồi Tức Dụp đã trở thành một trong những tuyến du lịch nổi tiếng của Tri Tôn.
Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu, tác giả cuốn “Nửa tháng trong miền Thất Sơn” thì Phụng Hoàng Sơn là ngọn núi đẹp nhất trong vùng Thất Sơn. Hòa thượng Thích Phước Lợi trụ trì chùa Sơn Tô cổ tự cũng cho biết, núi Tô xưa kia là một vùng hoang sơ vắng vẻ, cư dân thưa thớt, đường đi hiểm trở, thú rừng nhiều vô số kể, mãi đến sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất non sông, bà con mới kéo nhau lên núi trồng trọt và sản xuất. Nơi đây giờ đã đông vui, sầm uất bởi khách du lịch ngày càng đông hơn.
Canh dep tuyet my cua Phung Hoang Son vung Bay Nui
Di tích Suối Vàng bên hồ Soài So 
Trước đây, khách tham quan muốn lên núi phải men theo những lối mòn, dốc đá chênh vênh, vừa đi vừa lách mình hoặc bám vào những thân cây, vất vả lắm mới lên tới đỉnh núi. Ngày nay, vừa đặt chân đến Phụng Hoàng Sơn, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh rừng núi bao la với nhiều câu chuyện huyền thoại về suối Vàng và hồ Soài So êm đềm, mặt nước phẳng lặng trong như gương nằm ngay dưới chân núi đầy thơ mộng. Con đường từ lộ cái tới hồ Soài So đã tráng nhựa phẳng phiu. Đường lên núi mới ngày nào còn vòng vèo, hiểm trở, nay đã được mở rộng, xe máy có thể vượt dốc lên tới sân Tiên. Dọc theo lưng chừng núi, ngoài những khu rừng hỗn giao và rừng phòng hộ còn có những vườn cây ăn trái bạt ngàn, nhiều nhất là xoài, mít và những khu vực trồng rẫy xanh rì giống như một bình nguyên trên núi.
Từ sân tiên, trong bước hành trình của du khách sẽ là tiếp tục khám phá, tham quan các di tích Vồ Hội, Nam Hải, Bồng Lai, Pháo Đài … Mỗi nơi đều chứa đựng những sự tích ly kỳ và gợi lên vẻ huyền bí và lãng mạn.
Từ trên đỉnh núi Phụng Hoàng Sơn hùng vĩ, đâu đó ta nghe văng vẳng tiếng chuông chùa ngân nga hòa quyện với cây rừng, khí núi càng khiến cho cảnh vật trở nên u tịch, thanh nhàn và tăng thêm sự kỳ thú của thiên nhiên nơi đây.
Trên đồi cao, mây trắng bồng bềnh, tôi lắng nghe vài tiếng chim bay ngang cất lên tiếng ríu rít thật êm tai. Dưới bờ hồ, vài đứa trẻ đang đùa giỡn hồn nhiên. Mặt hồ Soài So hiền hòa vẫn còn đọng lại vài tia nắng vàng lấp lánh soi rõ bóng hình người phụ nữ lặng lẽ gánh nước…
Canh dep tuyet my cua Phung Hoang Son vung Bay Nui-Hinh-2
Núi Cô Tô nhìn từ xa.
Canh dep tuyet my cua Phung Hoang Son vung Bay Nui-Hinh-3
 Đồi Tức Dụp, Khu du lịch nổi tiếng nằm trong dãy núi Cô Tô.
Canh dep tuyet my cua Phung Hoang Son vung Bay Nui-Hinh-4
 Đại tá Lê Văn Hai, Anh hùng LLVTND đang đứng trước miệng hang nơi đồi Tức Dụp năm xưa.
Canh dep tuyet my cua Phung Hoang Son vung Bay Nui-Hinh-5
 Sân Tiên trên núi Cô Tô
Canh dep tuyet my cua Phung Hoang Son vung Bay Nui-Hinh-6
 Hồ Soài So dưới chân núi Cô Tô

Cận cảnh lột da “vũ nữ chân dài” nổi tiếng miền Tây

“Vũ nữ chân dài” - đó là câu cửa miệng nói vui của người dân miền Tây khi nói về đặc sản khô nhái ở vùng Bảy Núi (An Giang). 

Can canh lot da “vu nu chan dai” noi tieng mien Tay
Anh Võ Văn Liền, chủ một cơ sở chế biến "vũ nữ chân dài" lâu năm ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung (huyện Tịnh Biên) cho biết: Ở 2 huyện miền núi (Tri Tôn và Tịnh Biên) ngày càng có nhiều người, nhiều nhóm làm khô nhái vì thị trường ưa chuộng và nguồn nguyên liệu (nhái tươi) ở vùng Bảy Núi khá phong phú. Mỗi hộ trung bình làm ra trên dưới 10kg khô/ngày. 

Giải mã bí ẩn dấu vân tay và tính cách con người

Dấu vân tay có thể giúp chúng ta hiểu thêm tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, năng khiếu … của mỗi người, theo một nghiên cứu về dấu vân tay. 

Giai ma bi an dau van tay va tinh cach con nguoi
Dấu vân tay của có thể giúp chúng ta hiểu thêm về tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, năng khiếu … của mỗi người, theo một nghiên cứu về dấu vân tay được thực hiện vào giữa những năm 1990 bởi Tiến sĩ người Mỹ Harold Cummins – cha đẻ ngành Vân tay học. Hãy mở bàn tay phải của bạn ra và quan sát thật kỹ 5 đầu ngón tay, xác định kiểu vân tay phổ biến nhất trên bàn tay của bạn và so sánh với những hình dưới đây xem hình nào phù hợp nhất (sẽ rõ ràng hơn nếu sử dụng một chiếc điện thoại có cài đặt nhận dạng dấu vân tay). 1. Hình vòng cung đơn giản: Những người có vân tay hình đồi, vòng cung đơn giản là những người siêng năng và có óc quan sát. Họ thuộc tuýp người suy nghĩ thận trọng, chín chắn và luôn có kế hoạch rõ ràng trước khi hành động. Họ luôn tuân thủ nguyên tắc và các quy định. 

Kỳ bí 5 địa điểm ma ám ít biết ở châu Á

Bạn đã từng nghe đến những địa điểm ma ám như nhà thờ Chaonei ở Trung Quốc, đảo Tekong ở Singapore hay ngôi nhà khoai tây tại Indonesia chưa?

Ky bi 5 dia diem ma am it biet o chau A
 Bạn đã từng nghe đến những cái tên như nhà thờ Chaonei ở Trung Quốc, đảo Tekong ở Singapore hay ngôi nhà khoai tây tại Indonesia chưa? Những địa điểm "ma ám" này không những có giá trị về mặt lịch sử, mà còn nổi tiếng bởi các câu chuyện li kì chưa được xác thực. 1. Nhà thờ Chaonei, quận Triều Dương, Bắc Kinh, Trung Quốc: Việc nhà thờ Chaonei có thật sự bị ma ám hay chỉ là "nạn nhân" của những lời đồn thổi vô căn cứ đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ.