“Cách tiếp cận mới” của Mỹ và sự giáng trả của Triều Tiên

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa yêu cầu có “cách tiếp cận mới” đối với CHDCND Triều Tiên, trong khi Bình Nhưỡng đã có sẵn trong tay phương án giáng trả.

Đó là nhận định của nhà phân tích Kyle Mizokami - một cây viết về quốc phòng và an ninh cho các tạp chí danh tiếng như The Diplomat, Foreign Policy… và nhật báo Daily Beast - trong bài đăng trên tạp chí The National Interest ngày 29/6/2017.
Trong nhiều thập kỷ qua, đã xuất hiện những lời kêu gọi can thiệp quân sự để ngăn chặn chương trình tên lửa-hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
“Cach tiep can moi” cua My va su giang tra cua Trieu Tien
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có trong tay tên lửa phóng từ tàu ngầm. Ảnh: Spiegel Online 
Chỉ có điều, ngoài các cuộc không kích, các nhà hoạch định chính sách Mỹ luôn lo ngại chiến tranh toàn diện trên Bán đảo Triều Tiên có thể sẽ mang tính hủy diệt.
Vấn đề đã trở nên phức tạp hơn trong 23 năm qua, khi khu phức hợp Yongbyon đã đi vào hoạt động và nhanh chóng được sử dụng để sản xuất nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Do lo ngại trước quân đội khổng lồ của Triều Tiên đi kèm với các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và sinh học …, các nước láng giềng và Mỹ ít tính đến giải pháp quân sự nhằm ngăn chặn chương trình tên lửa-hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Vậy làm thế nào để ngăn cản Triều Tiên trở thành một cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân và Bình Nhưỡng sẽ đáp trả ra sao khi bị tấn công quân sự?
Theo nhà phân tích Kyle Mizokami, CHDCND Triều Tiên hiện có sẵn trong tay các phương tiện giáng trả, trong trường hợp bị tấn công xâm lược.
Thứ nhất, Triều Tiên có một quân đội khổng lồ. Mặc dù được trang bị vũ khí khí tài khá lạc hậu, nhưng Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) lại có đội quân thường trực bao gồm 1.190.000 binh sĩ. Không những thế học thuyết quân sự mà Triều Tiên đang theo đuổi lại khá hiếu chiến và Bình Nhưỡng sẽ tìm cách nhanh chóng tấn công hủy diệt thủ đô Seoul của Hàn Quốc, trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Triều Tiên cũng có nhiều loại vũ khí răn đe như vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và sinh học. Tuy Triều Tiên chỉ có một số lượng vũ khí hạt nhân khá ít ỏi, nhưng không ai biết chúng được cất giấu ở đâu, phương tiện mang vũ khí hạt nhân như thế nào và số vũ khí giết người hàng loạt này sẽ tấn công ở đâu. Những lo ngại tương tự cũng liên quan đến vũ khí hóa học của Triều Tiên. Đó là chưa kể , biệt kích Triều Tiên cũng có thể kích hoạt “bom bẩn” phát tán phóng xạ, tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc.
Các phương tiện phòng ngừa tấn công quân sự đầu tiên của Triều Tiên là lực lượng tình báo, trinh sát và các hệ thống cảnh báo giám sát. CHDCND Triều Tiên có hơn 40 trạm radar ven biển và hàng nghìn khẩu pháo phòng thủ duyên hải có kích cỡ từ 76 mm trở lên. Triều Tiên cũng có 50 căn cứ radar được bố trí trên khắp đất nước và có nhiệm vụ giám sát không phận 24/24 giờ.
Mặc dù vũ khí của Quân đội Nhân dân Triều Tiên không hiện đại như vũ khí của Mỹ và Hàn Quốc, nhưng Triều Tiên vẫn có thể lấy số lượng để bù đắp cho chất lượng. Các cuộc tấn công bằng lực lượng pháo binh vào thủ đô Seoul có thể sẽ đạt được một số thành công mang tính hủy diệt ban đầu, mặc dù sau đó có thể bị liên quân Mỹ-Hàn vô hiệu hóa. Các tàu ngầm của Triều Tiên cũng khá lạc hậu, nhưng cũng có thể gây tổn thất đáng kể cho tàu chiến của liên quân. Đó là chưa kể, Triều Tiên đã có trong tay tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và đất liền khá hiện đại, tuy chỉ là bản sao tên lửa Kh-35 của Nga.
Khả năng nguy hiểm nhất là Triều Tiên tiến hành chiến tranh du kích chống lại các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có thể dựa vào một số lượng lớn binh sĩ rất thông thạo chiến thuật đánh du kích để chống lại bất kỳ đội quân xâm lược nào. Lịch sử Triều Tiên cho thấy đây là một đất nước có truyền thống chống lại các thế lực xâm lược mạnh gấp bội.
Nhà phân tích Kyle Mizokami cho rằng Triều Tiên có thể dựa vào địa hình phức tạp và hệ thống đường hầm bí mật được dày công xây dựng khắp đất nước trong hơn nửa thế kỷ qua để tiến hành chiến tranh du kích hiệu quả, tiêu hao sinh lực đối phương và cuối cùng buộc kẻ thù phải ngồi vào bàn đàm phán.

Ông Trump như "gà mắc tóc” trong vấn đề Triều Tiên

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump như "gà mắc tóc" trong vấn đề Triều Tiên: tấn công thì lo bị giáng trả, còn khoanh tay đứng nhìn thì hậu quả khôn lường.

Vấn đề Triều Tiên đang nóng lên từng giờ. Chính quyền của ông Trump cảnh báo Bình Nhưỡng chớ có khiêu khích thên nữa và cử một nhóm tác chiến tàu sân bay hùng hậu áp sát bán đảo Triều Tiên. Về phần mình, Triều Tiên tuyên bô sẵn sàng giáng trả đích đáng “mọi hình thức chiến tranh” mà Mỹ tiến hành. Trong khi đó, các chuyên gia của quân đội Đức cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sắp thử hạt nhân.
Ong Trump “nhu ga mac toc
Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa đơn phương “giải quyết vấn đề Triều Tiên”. Ảnh: Daily Express 

Góc nhìn mới cuộc sống ở Triều Tiên qua ảnh Adam Baidawi

(Kiến Thức) - Loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Adam Baidawi đã cung cấp cho độc giả một góc nhìn mới về cuộc sống ở Triều Tiên.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi
Báo Daily Mail (Anh) mới đây đăng tải loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Adam Baidawi phần nào tiết lộ góc nhìn mới về cuộc sống ở Triều Tiên

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-2
Đất nước Triều Tiên vốn được biết đến là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-3
 Một cảnh sát giao thông đứng trên con đường rộng rãi ở Triều Tiên.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-4
 Người phụ nữ ngoái đầu nhìn ra ngoài cửa sổ khi ngồi trên tàu.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-5
Những người công nhân Triều Tiên thường được giao nhiệm vụ xây dựng tượng đài các nhà lãnh đạo của nước này, cả trong quá khứ và hiện tại. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-6
Nhiếp ảnh gia Baidawi cũng ghé thăm một số ngôi trường ở Triều Tiên. Các em học sinh tài năng sẽ được học trong những ngôi trường tốt nhất ở Triều Tiên và được giảng dạy cả về âm nhạc. 
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-7
Cảnh vắng vẻ trong một sân bay ở Triều Tiên. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-8
 Tờ báo của Triều Tiên cũng có phiên bản tiếng Anh và được chính phủ Bình Nhưỡng kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung, chỉ có những thông tin tích cực được đăng tải.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-9
 Các em học sinh được học lịch sử trong trường.

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-10
Để bày tỏ sự kính trọng đối với nhà lãnh đạo của đất nước, người dân Triều Tiên thường trình diễn những màn múa tập thể ấn tượng như thế này. Tiết mục có thể kéo dài hơn một giờ đồng hồ. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-11
Người dân Triều Tiên xem pháo hoa trong một dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Il-sung. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-12
Một nữ cảnh sát giao thông Triều Tiên. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-13
 Một người dân Triều Tiên đi xe đạp trên đường phố.
Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-14
Cảnh người dân làm việc trên cánh đồng ở vùng nông thôn. 

Goc nhin moi cuoc song o Trieu Tien qua anh Adam Baidawi-Hinh-15
 “Chúng tôi không được phép chụp binh sĩ Triều Tiên hay các khu công trường xây dựng”, nhiếp ảnh gia Baidawi cho biết. (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Kinh ngạc cuộc sống ở Triều Tiên qua ảnh Instagram

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia David Guttenfelder đã giúp độc giả có thể hiểu thêm phần nào cuộc sống ở Triều Tiên qua những bức hình được chia sẻ trên Instagram.

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram
 Theo New York Times, nhiếp ảnh gia David Guttenfelder của hãng tin AP là một trong những người đầu tiên ghi lại những khoảnh khắc chân thực về cuộc sống ở Triều Tiên rồi chia sẻ chúng trên Instagram.

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-2
Các y tá Triều Tiên đang chăm sóc cho những em bé sơ sinh tại một bệnh viện phụ sản ở thủ đô Bình Nhưỡng. 

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-3
Cô dâu chú rể chụp ảnh cùng người thân trước bức tượng cố lãnh tụ Kim Il-sung và cố Chủ tịch Kim Jong-il ở thủ đô Bình Nhưỡng ngày 10/4/2013. 

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-4
 Các công nhân Triều Tiên phân loại hải sản tại một nhà máy ở Rajin.

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-5
 Rất đông em nhỏ chơi trượt patin.

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-6
Binh sĩ Triều Tiên đọc sách tại Đại học tập đường Nhân dân ở Bình Nhưỡng. 

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-7
 Một góc thủ đô Bình Nhưỡng trong mùa đông.

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-8
 Một chiếc xe buýt trên đường phố Bình Nhưỡng.

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-9
 Còn đây là một cửa hàng ở thủ đô của Triều Tiên.

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-10
 Chiếc taxi đón khách ở Bình Nhưỡng.

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-11
 Người đàn ông điều chỉnh âm thanh cho một buổi biểu diễn.

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-12
Một buổi sáng ở thủ đô Bình Nhưỡng. 

Kinh ngac cuoc song o Trieu Tien qua anh Instagram-Hinh-13
 Bên trong một khách sạn ở Bình Nhưỡng. (Nguồn ảnh: David Guttenfelder)