Bộ GTVT “rút” quy định xử phạt xe không chính chủ

Chiều nay 11/3, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh LaThăng cho hay, quy định xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm hành vikhông chuyển quyền sở hữu phương tiện đã được khẳng định trong Luậthiện hành, các Nghị định trước đây (Nghị định 15, Nghị định 34, Nghịđịnh 71). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị định 71, điều khoảnxử phạt này không có tính khả thi nên đền nghị Ban soạn thảo cần đưađiều khoản ra khỏi Nghị định.
Quy định xử phạt xe không chính chủ thiếu tính khả thi nên Bộ GTVT đã rút khỏi
Quy định xử phạt xe không chính chủ thiếu tính khả thi nên Bộ GTVT đã rút khỏi Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi

Bộ trưởng Thăng khẳng định: “Mức phí xử phạt tăng lên quá cao và quátrình triển khai thực hiện điều khoản này quá khó nên tính khả thi củađiều khoản xử phạt không cao. Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan sẽ tiếptục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng những văn bản pháp luật một cách đồngbộ, khi xét thấy việc xử phạt có tính khả thi cao, khi hệ thống văn bảnhướng dẫn được đầy đủ thì mới đề nghị bổ sung vào Nghị định 71 hoặc đưavào văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp hơn, công khai và minh bạchhơn”.

Mặc dù việc xác minh là của người thực thi công vụ, người sử dụngphương tiện không liên quan đến quy trình đó, nhưng Bộ trưởng Thăng nhấnmạnh quy trình xác minh có chuyển chủ hay không chuyển chủ phải rõ.Hiện nay do chưa rõ ràng nên rất dễ dẫn tới tình trạng người tham giagiao thông bị xử phạt vi phạm một hành vi nhưng kéo theo việc phải xácminh có đúng là đã chuyển chủ hay chưa chuyển chủ.

“Người tham gia giao thông vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, họ thực hiệnquyết định xử phạt hành chính và đến nộp phạt ngat để lấy xe đi, nhưngngười thực thi công vụ chưa chứng minh được phương tiện đã chuyển chủhay chưa chuyển chủ và tiếp tục giữ lại, khi đó là gây phiền hà chongười dân” - Bộ trưởng Thăng dẫn chứng.

Người đứng đầu ngành giao thông cũng lưu ý đến Ban soạn thảo Nghịđịnh rằng lấy ý kiến là phải lắng nghe, khi rất nhiều người dân phản đốihay đồng tình đều phải tiếp thu những ý kiến đó.

Trong một diễn biến liên quan, ông Trần Sơn Hà - Cục phó Cục Cảnh sátgiao thông đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) - cho rằng: Quy định chuyểnquyền sở hữu phương tiện vẫn được Bộ Công an thực hiện lâu nay và ngườidân vẫn chấp hành tốt, chỉ khi có sửa đổi Nghị định 71 mức phí tăng caonên người dân mới phản ứng.

Dù vậy, ông Hà cho biết cần thiết phải đưa quy định xử phạt đối vớixe không chủ vì các văn bản quy phạm pháp luật trước đó đã có (tránhtình trạng Luật đã làm không chuẩn nên không đi vào cuộc sống được hoặcđưa vào Luật mà không thực hiện được), thực tế trong các vụ án hình sựvà điều tra tai nạn giao thông cần thiết phải có. Đây cũng là việc đảmbảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao sự chặt chẽ của cơquan quản lý Nhà nước...

Cũng theo ông Hà, khi đưa vào Nghị định 71 thì không xử phạt đối vớinhững người mượn phương tiện (người thân trong gia đình, bạn bè) nhưngnếu chủ phương tiện giao cho người không đủ năng lực điều khiển phươngtiện gây tai nạn thì phải xử phạt.

Như vậy, tuy Bộ GTVT đã rút quy định xử phạt xe không chính chủ rakhỏi Nghị định 71, nhưng các Bộ ngành liên quan vẫn còn nhiều ý kiếnkhác nhau, nếu Ban soạn thảo Nghị định này không thống nhất được thìtheo quy trình sẽ phải báo cáo Chính phủ để lấy ý kiến biểu quyết.

TIN LIÊN QUAN

BÀI ĐỌC NHIỀU