Bệnh nhân tay chân miệng tại Hà Nội đều ở thể nhẹ và tự khỏi

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.711 trường hợp mắc tay chân miệng nhưng hiện chỉ còn 65 ca bệnh đang điều trị, các ca khác đều ở thể nhẹ và tự khỏi…

Báo cáo tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về phòng chống dịch bệnh đông xuân 2018-2019 do Bộ Y tế tổ chức chiều 9/10, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho biết, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 405 trường hợp mắc bệnh sởi, chưa có tử vong. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 218 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Các trường hợp mắc bệnh tản phát, không tập trung thành ổ dịch và rải rác từ đầu năm và hầu hết đã khỏi, hiện chỉ còn 9 ca bệnh đang điều trị.
Benh nhan tay chan mieng tai Ha Noi deu o the nhe va tu khoi
Bệnh nhân tay chân miệng ở Hà Nội đều ở thể nhẹ và tự khỏi - ảnh minh họa 
“Đa số đối tượng mắc là trẻ em chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin phòng sởi hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng sởi theo quy định; dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, các ca bệnh đều được phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý kịp thời” – ông Hạnh cho biết.
Tuy nhiên, ông Hạnh cho biết, theo nhận định của các chuyên gia, dự báo dịch sởi có thể gia tăng tại Hà Nội trong các tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019 vì các lý do sau: dịch sởi tại Hà Nội nằm trong bối cảnh chung của tình hình dịch sởi trên Thế giới và tại Việt Nam (hiện đang gia tăng); năm 2018-2019 bắt đầu bước vào chu kỳ dịch sởi sau 4 năm (tại Hà Nội dịch bệnh sởi xuất hiện và bùng phát vào năm 2014); mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của quốc gia (từ 95% - 97%), nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3%-5% trẻ không được tiêm vắc xin sởi, là đối tượng dễ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, hàng năm thường xuyên có nhiều trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động các tỉnh, thành phố đến Hà Nội sinh sống, học tập, làm việc chưa được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo thành khối cảm thụ đủ lớn không có miễn dịch với bệnh sởi sẽ làm tăng nguy cơ về bệnh.
Về bệnh sốt xuất huyết, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.351 trường hợp mắc, số mắc phân bố rải rác tại 290 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã, chưa ghi nhận ca bệnh tử vong, số mắc giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2017 (giảm 95,8%, cùng kỳ năm 2017 ghi nhận 32.465 trường hợp). Hiện chỉ còn 149 ca bệnh đang điều trị.
Theo ông Hạnh, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành thường xuyên tại Hà Nội, trung bình hàng năm ghi nhận khoảng 5.000 trường hợp mắc (riêng năm 2017, Thành phố ghi nhận trên 37.000 trường hợp), đồng thời hiện nay các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển vẫn luôn tồn tại như tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng, mật độ dân cư cao, nhiều khu vực nhà trọ, công trường xây dựng với điều kiện ăn, ở tạm bợ... là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Theo nhận định dịch bệnh này có thể gia tăng trong các tháng cuối năm 2018 nhưng ít có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn.
Đặc biệt, hiện nay người dân đang rất quan tâm đến bệnh tay chân miệng trong bối cảnh bệnh này đang bùng phát ở thành phố Hồ Chí Minh với chủng rất độc. Ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.711 trường hợp mắc tay chân miệng, tuy nhiên số mắc tay chân miệng phân bố rải rác tại 443 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã chứ không có khu vực có ổ dịch lớn và chưa ghi nhận ca bệnh tử vong. Hiện chỉ còn 65 ca bệnh đang điều trị.
“Dù dịch bệnh tăng trong xu hướng chung của cả nước, nhưng tại Hà Nội không ghi nhận ổ dịch lớn, hầu hết các trường hợp mắc bệnh nhẹ (độ 1) và tự khỏi” – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thông tin.
Ngoài ra, Hà Nội chưa ghi nhận các dịch bệnh nguy hiểm như Cúm A (H5N6), Cúm A (H7N9)... và các dịch bệnh xâm nhập khác như MERS-CoV, vi rút Ebola, bệnh do vi rút Zika…
Theo Phó Giám đốc sở Y tế Hà Nội, trước diễn biến gia tăng của bệnh sởi trong thời gian vừa qua, Sở Y tế đã tổ chức nhiều hội nghị giao ban và hội nghị xin ý kiến các nhà khoa học về công tác phòng chống dịch sởi trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo công tác phòng chống dịch. Ban Giám đốc Sở thường xuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các đơn vị quận, huyện, thị xã.
Các ban ngành đoàn thể Thành phố, các quận, huyện, thị xã đều có văn bản chỉ đạo việc chủ động tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch bệnh theo lĩnh vực được phân công. Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các trường mẫu giáo, tiểu học rà soát tiền sử tiêm chủng của trẻ trước khi vào năm học nhằm đảm bảo trẻ được tiêm đủ các loại vắc xin theo quy định, UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học trên địa bàn thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh môi trường khử khuẩn phòng chống bệnh tay chân miệng và phối hợp với ngành Y tế trong công tác tiêm chủng phòng bệnh.
Từ cuối năm 2017, trước nguy cơ dịch sởi gia tăng Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức rà soát và tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ từ đủ 9 tháng đến dưới 5 tuổi, kết quả tiêm sởi mũi 1 đạt 98,6%, tiêm sởi mũi 2 đạt 97,4% góp phần khống chế sự bùng phát và lây lan của bệnh sởi trong cộng đồng. Để tăng cường khả năng tiếp cận với các loại vắc xin phòng bệnh, ngành Y tế đã chỉ đạo từ tháng 01/2018 các đơn vị tổ chức tiêm chủng theo tuần tại 584 xã, phường, thị trấn, cho tới nay việc này đã đi vào thường xuyên và được triển khai thực hiện tốt tại tất cả các Trạm Y tế xã phường thị trấn.
Sở Y tế đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức phát động chiến dịch ‘‘Vệ sinh môi trường, khử khuẩn chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng”; phát động chiến dịch “Vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết và dịch bệnh mùa hè”, đồng thời thực hiện ký cam kết giữa Sở Y tế và UBND 30 quận huyện thị xã về việc cam kết triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch...

Bệnh viện quá tải, bác sĩ cật lực ngày đêm điều trị bệnh nhân tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng bùng phát nhanh ở TP.HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 1 luôn trong tình trạng quá tải, các bác sĩ cật lực chữa trị cho trẻ nhỏ bất kể ngày đêm.

Benh vien qua tai, bac si cat luc ngay dem dieu tri benh nhan tay chan mieng

Theo đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), từ giữa tháng 9 tới nay, bệnh viện liên tục tiếp nhận các ca trẻ mắc tay chân miệng nhập viện.

Benh vien qua tai, bac si cat luc ngay dem dieu tri benh nhan tay chan mieng-Hinh-2
Bác sĩ Trương Hữu Khanh Trưởng khoa nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, đây đang là thời điểm bắt đầu của mùa dịch tay chân miệng, nên số trẻ nhập viện có thể sẽ còn tăng lên.
Benh vien qua tai, bac si cat luc ngay dem dieu tri benh nhan tay chan mieng-Hinh-3
Thời điểm tháng 7, tháng 8 /2018 khoa Nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ có 20 - 30 bé bị bệnh sởi và tay chân miệng, nhưng giữa và cuối tháng 9 số bệnh nhi tăng đột biến.
Benh vien qua tai, bac si cat luc ngay dem dieu tri benh nhan tay chan mieng-Hinh-4
Mỗi ngày khoa Nhiễm - thần kinh tiếp nhận 70 - 80 trẻ nhập viện vì tay chân miệng, cao điểm có ngày tới 90 trẻ nhập viện.
Benh vien qua tai, bac si cat luc ngay dem dieu tri benh nhan tay chan mieng-Hinh-5
Hiện khoa đang điều trị cho 140 trẻ, trong đó có trên 20 ca nặng, phải thở máy, theo dõi liên tục. 
Benh vien qua tai, bac si cat luc ngay dem dieu tri benh nhan tay chan mieng-Hinh-6

Để kịp thời cứu chữa cho các bệnh nhi, y bác sĩ khoa nhiễm - thần kinh không nghỉ phép trong thời gian này. Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng huy động sinh viên y khoa trực sớm hơn và về trễ hơn để phụ giúp bác sĩ.

Benh vien qua tai, bac si cat luc ngay dem dieu tri benh nhan tay chan mieng-Hinh-7
Bác sĩ Trương Hữu Khanh đang thăm khám cho một bệnh nhi.
Benh vien qua tai, bac si cat luc ngay dem dieu tri benh nhan tay chan mieng-Hinh-8
Để có đủ giường bệnh, không gian cho bệnh nhi, khoa nhiễm - thần kinh còn phải cải tạo căng tin Bệnh viện Nhi Đồng 1 thành 3 phòng bệnh. Ba phòng này đang có 50 trẻ đang điều trị và có thể kê thêm 50 giường nữa nếu trẻ nhập viện vẫn tăng lên.
Benh vien qua tai, bac si cat luc ngay dem dieu tri benh nhan tay chan mieng-Hinh-9
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 3.500 ca bệnh tay chân miệng, 12.963 ca sốt xuất huyết và gần 115 ca mắc bệnh sởi. Riêng dịch sởi, tuy mới bùng phát nhưng đã có dấu hiệu tăng nhanh, hiện tại, 24 quận huyện đều có ca bệnh, trong đó nhiều nhất là các quận 12, Tân Phú và Bình Tân, Thủ Đức.  

Đẹp mê hoặc bánh kem phủ "cánh đồng hoa" khiến không ai nỡ ăn

(Kiến Thức) - Sử dụng những loại bơ có màu sắc khác nhau làm thành hoa cỏ trang trí trên bánh ngọt, chuyên gia Leslie Vigil (California, Mỹ) tạo ra những tuyệt phẩm bánh hoa khiến người mua không nỡ ăn. 

Dep me hoac banh kem phu

Virgil tạo ra những chiếc bánh kem tuyệt đẹp trang trí bằng các bông hoa, cây xương rồng và hoa đá.

Dep me hoac banh kem phu
Virgil cho hay, cô thích làm bánh kem ngay từ khi còn nhỏ. Cô rất yêu thích những món bánh do mẹ cô tự làm. Do vậy, cô đã học cách làm bánh từ mẹ mình.
Dep me hoac banh kem phu
Tuy nhiên, lúc đó cô chỉ muốn học nghề này để tương lai sẽ làm cho con mình ăn, cô chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành đầu bếp bánh ngọt chuyên nghiệp.
Dep me hoac banh kem phu
Sau khi lớn lên, Virgil đến học tại một trường dạy làm bánh nổi tiếng ở Paris. Pháp và điều đó đã thay đổi cuộc sống của cô.
Dep me hoac banh kem phu
Bà mẹ 4 con này rất thích dùng quả bơ làm nguyên liệu trong những chiếc bánh của mình.
Dep me hoac banh kem phu
Những tác phẩm của cô trông sống động như thật, giống như hoa thật bung nở trên bánh kem.      
Dep me hoac banh kem phu

Những bông hoa trang trí bánh nhìn như thật, sống động ở từng đường nét, cánh hoa hay từng chiếc lá.

Dep me hoac banh kem phu
Bánh hoa kem bơ chính là hiện thân rõ ràng nhất điều đó trong nghệ thuật làm bánh của người đầu bếp. 
Dep me hoac banh kem phu
Đầu bếp bánh đã tạo ra được các tác phẩm bánh ngọt đẹp đẽ đến nỗi chẳng ai nỡ ăn.  
Dep me hoac banh kem phu
Những chiếc bánh cupcake "nở hoa" siêu đẹp. 
Dep me hoac banh kem phu
Cô Vigil còn sáng tạo ra chiếc bánh hình nửa trái kiwi.
Dep me hoac banh kem phu
Bánh hình gốc cây chân thực đến từng chi tiết. Ảnh: BP.

Cứu sống người đàn ông hôn mê nghi bị rắn cạp nia cắn

Người đàn ông nghi bị rắn cạp nia nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận nam bệnh nhân Trần Văn Tình (34 tuổi, người dân tộc Mường, trú tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) trong tình trạng nguy kịch nghi bị rắn cạp nia cắn không hay biết.