TP HCM: Hàng chục ngàn ha đất chưa được tách thửa vì vướng quy định

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM, hiện TP có gần 14.000ha đất nằm trong diện đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới, chủ yếu tập trung trong 310 đồ án quy hoạch được lập thẩm định và phê duyệt từ 2013.

Trong buổi tọa đàm "Tháo treo cho đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới" diễn ra ngày 13/10, lãnh đạo nhiều cơ quan, ban ngành đều cho rằng việc sửa đổi Quyết định 60 về tách thửa là cần thiết.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM đánh giá Quyết định 60 đã góp phần chặn đứng nạn “đầu nậu núp bóng chủ đất” để phân lô bán nền trái phép.

Tuy nhiên, do có một số quy định chưa thật chuẩn xác, chưa phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, như quy định không cho tách thửa “đất ở xây dựng mới”, “đất sử dụng hỗn hợp”, đã làm ách tắc hoạt động tách thửa đất trên địa bàn thành phố, nhất là tại các quận ven và huyện ngoại thành trong hơn 2 năm qua.

Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM, hiện TP có gần 14.000ha đất nằm trong diện đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới, chủ yếu tập trung trong 310 đồ án quy hoạch được lập thẩm định và phê duyệt từ 2013. Diện tích này bị "vướng" vì nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quyết định 60.

TP HCM: Hang chuc ngan ha dat chua duoc tach thua vi vuong quy dinh
 Hàng chục ngàn ha đất chưa được tách thửa vì vướng quy định.

Chia sẻ về tình trạng bất cập trên địa bàn, Ông Nguyễn Văn Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, cho biết huyện Bình Chánh hiện có 1.800 ha đất quy hoạch xây dựng mới và khoảng 50 ha đất hỗn hợp bị "vướng" trong phạm vi điều chỉnh của Quyết định 60 nên chưa được tách thửa.

Ngoài ra, quy hoạch đất ở của Bình Chánh chỉ chiếm 25%, tương đương khoảng 6.500 ha/25.000 ha đất tự nhiên của huyện. Tỉ lệ rất thấp trong khi tốc tộ gia tăng dân số trên 3,5%/năm, tương đương trên 30.000 người/năm, không đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Do đó, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh kiến nghị TP xem xét với nhóm 1 là đất ở đã được công nhận, nếu có quy hoạch là đất xây dựng mới  và hỗn hợp nhưng vẫn bảo đảm hạ tầng kỹ thuật thì cho tách thửa. Còn nhà xây dựng trước 1980, người dân được công nhận là đất ở, nếu có nhu cầu tách thửa với diện tích tối thiểu theo quy định nên được xem xét cho phép. Với đất có chuyển mục đích và được công nhận thì cho tách thửa, điều này phù hợp theo Luật Đất đai.

Riêng với nhóm 2 là đất chưa được công nhận nhưng phù hợp quy hoạch sử dụng đất mà sau 3 năm chưa thực hiện thu hồi đất thì xem xét chuyển mục đích và cho tách thửa, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật đảm bảo dân sinh...

Ông Huỳnh Trịnh Phong, Trưởng phòng quản lý thực hiện quy hoạch, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM, cho biết việc rà soát quy hoạch cần được thực hiện thường xuyên, định kỳ.

TP HCM: Hang chuc ngan ha dat chua duoc tach thua vi vuong quy dinh-Hinh-2
 Toàn cảnh buôỉ tọa đàm. Ảnh TN.

Ông nhấn mạnh Quyết định 60 ra đời và quan điểm của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM xuyên suốt là không hạn chế tách thửa nếu đất có quy hoạch chức năng là đất ở.

Tuy nhiên, quy hoạch đã lập rất lâu và trước đó chưa quy hoạch đầy đủ. Đất dân cư xây dựng mới nhằm để cho các nhà đầu tư nhìn bản đồ tổng thể có thể thấy được và phân kỳ đầu tư thực hiện chứ không phải hạn chế quyền lợi của người dân. Vậy để giải quyết bài toán giữa nhà lập quy hoạch, nhà quản lý và quyền lợi của người dân, nên đề xuất, hiến kế ra giải pháp cho nhà quản lý.

Ông Dư Huy Quang, Trưởng phòng quản lý đất - Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, cho biết TP đã nhiều lần đốc thúc cơ sở báo cáo vướng mắc gặp phải trên thực tế để điều chỉnh quy định tách thửa theo Quyết định 60. Dự kiến trong tháng 10 sẽ gửi cho các đơn vị để lấy ý kiến đóng góp. Sau đó sẽ trình UBND TP để điều chỉnh trong thời gian sớm nhất.

Gia Lai

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN