UBND TP HCM đã có báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ kết quả triển khai thực hiện Đề án quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn.
Trong đó, công tác quản lý tài sản công là nhà, đất do Nhà nước quản lý đạt được 60%. Các sở ngành đã tham mưu Trưởng Ban chỉ đạo 167 phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 363 địa chỉ nhà đất của 22 cơ quan, đơn vị; trong đó thực hiện thu hồi 25 địa chỉ nhà, đất do cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng.
UBND TP HCM đã chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường và UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức thường xuyên kiểm tra, thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thực hiện thanh tra, kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; thực hiện tiếp công dân, giải quyết hồ sơ phản ánh, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo quy định; thực hiện các kết luận thanh tra, tham mưu phê duyệt phương án giá đất đối với các dự án.
Trong đó, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường đã ban hành 232 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với tổng số tiền là hơn 12,8 tỉ đồng, giải quyết 1.166 hồ sơ phản ánh, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Tham mưu thực hiện 34/34 dự án theo kết luận thanh tra, tham mưu phê duyệt phương án giá đất đối với 9/34 dự án.
|
Ảnh minh họa. |
Sở Tài nguyên Môi trường cũng đã tham mưu trình UBND TP ban hành 9 quyết định với số tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hơn 6 tỉ đồng.
Về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất TP HCM, quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hiện đã triển khai các công tác chuẩn bị và đang thực hiện thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn.
Đối với công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, TPHCM đã triển khai công tác chuẩn bị quy hoạch chung TP HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050, hiện đang thực hiện thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn.
Về kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện năm 2021, 2022 đã hoàn thành 100%. Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 còn chậm, đến nay Sở Tài nguyên Môi trường đã tiếp nhận và tổ chức thẩm định cho 20 quận, huyện, thành phố gồm: quận 1, 3, 4...
Những khó khăn, vướng mắc về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các thủ tục chuẩn bị để dự án được triển khai còn chậm (do dịch bệnh, công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ…)
TP cần được tạo điều kiện, cho phép đăng ký tăng thêm đối với chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp để phục vụ nhu cầu phát triển đô thị.