Nếu không muốn chết sớm thì chớ dại trồng 4 loại hoa đẹp này trong nhà 11:14 19/06/2022 (GMT+7) Một số loài hoa có vẻ ngoài rất, hương thơm dễ ngửi nhưng lại không thích hợp để chưng trong nhà vì độc tính của chúng. Nhiều người thích trồng hoa tại nhà, không những tô điểm được chút màu sắc cho không gian mà còn cảm nhận được hương hoa mỗi ngày. Tuy nhiên, một số loài hoa có vẻ ngoài đẹp đẽ, hương thơm dễ ngửi nhưng lại không thích hợp để chưng trong nhà, vì độc tính của chúng thường ẩn dưới vẻ ngoài xinh đẹp. Vậy những loài hoa có độc là loài nào? Hãy cùng tìm hiểu. (Ảnh minh họa) 1. Cây trúc đào Cây trúc đào tên khoa học là Nerium oleander, là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh trong họ La bố ma (Apocynaceae). Nó là loài duy nhất hiện tại được phân loại trong chi Nerium, có thể cao tới 5m. Các cành đều có màu xanh xám, lá của nó có màu xanh đậm mặt trước và mặt sau màu xanh nhạt, có thể nở hoa quanh năm, nở rộ nhất vào mùa hè và mùa thu. Những bông hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành, màu trắng, vàng hay hồng, rất đẹp, có hương thơm. Nhìn qua, cây trúc đào rất đẹp nhưng đồng thời cũng rất độc, thậm chí có thể nói là một trong những loài cây cực độc trên thế giới. Mọi bộ phận của nó đều có độc, nồng độ độc cao nhất trong nhựa cây, có thể gây chết người nhanh chóng. Ngoài ra, độc tính vẫn tồn tại sau khi cây khô héo, dù đốt thì khói cũng có độc nên không được để cây trong nhà. 2. Cây trạng nguyên Trạng nguyên hay còn gọi là nhất phẩm hồng, là một loại cây bụi trong họ Euphorbiaceae. Nó có nhiều nhánh, thân mọc thẳng, cao từ 1-3 mét. Các lá mọc so le, hình thuôn dài, màu xanh lục trên bề mặt và toàn bộ mép. Các lá trên cùng, còn gọi là lá bắc, có màu đỏ lửa, hồng hay trắng và thường bị nhầm lẫn là hoa. Hoa thực sự là các cấu trúc nhỏ màu vàng, tìm thấy ở trung tâm của các cụm lá. Cây trạng nguyên có tính độc nhẹ, có thể gây kích ứng da và dị ứng. Nếu không may ăn phải, nó có thể gây ra nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, dịch cây trạng nguyên nếu bắn vào mắt có thể gây mù tạm thời. 3. Hoa thủy tiên Thủy tiên là một trong những loài hoa nổi tiếng, thân thảo, tên khoa học là Narcissus tazetta L, là một loại thực vật thuộc Chi Thủy tiên, Họ Loa kèn đỏ (Amaryllidaceae). Lá có màu xanh đậm và bóng, khá mềm, đầu hơi nhọn tựa như một mũi kiếm thuôn dài. Hình dáng lá của hoa thủy tiên khá giống với lá tỏi. Cành của hoa thủy tiên khá cao, thanh mảnh, những chiếc lá xoắn lại bao quanh thân cây mà vươn lên, giữa đó là những bông hoa được mọc xum xuê, sặc sỡ, mang vẻ đẹp vô cùng tinh tế, sang trọng. \ Hẳn nhiều người biết độc tính của hoa thủy tiên nhưng thường nghĩ độc tố chỉ tồn tại trong củ, chỉ cần không ăn nhầm là được, nhưng thực chất lá và nhựa cây trong hoa cũng có độc. Nếu chẳng may chạm vào sẽ khiến da bị mẩn đỏ, sưng tấy, nghiêm trọng hơn nếu bị dây vào mắt. Vô tình nuốt phải có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, run rẩy toàn thân và các triệu chứng khác, thậm chí tử vong. 4. Cây thiên lý Thiên lý hay dạ hương lý là dây leo quấn có tên khoa học là Telosma cordata thuộc họ Asclepiadaceae. Cây Thiên lý thường được trồng leo trên giàn, cành non phủ mịn, lá có phiến hình tim, hoa ăn được thường dùng để nấu canh, xào với thịt. Hoa thiên lý ban ngày thơm nhẹ nhưng càng về đêm thì lại càng nồng. Khác với những loài cây, loài hoa trên chỉ độc khi chạm vào, ăn phải, thì thiên lý có thể khiến con người ngộ độc bởi mùi thơm của nó. Theo các nhà khoa học, vì thiên lý ngừng quang hợp vào ban đêm và thải ra nhiều khí thải, rất bất lợi cho sức khỏe con người. Vì vậy, hãy chắc chắn tránh không trồng thiên lý trong nhà và trong không gian kín. Thêm nữa, hoa thiên lý cũng có chứa alkaloid, một chất độc, cần cẩn thận khi sử dụng. Mời quý độc giả xem thêm video: Người biến hóa cho cây hoa giấy (Nguồn video: THĐT) Kiều Dụ (Theo SH) NHÀ ĐẸP ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất * Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu Gửi bình luận × Close Thông tin thêm Họ tên Email