Dự án Đá Tiên được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 với diện tích 12 ha, tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.
Theo Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Công ty Phương Nam đề nghị cho phép tồn tại với 20 hạng mục công trình không có giấy phép tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.
Bên cạnh đó, tại dự án du lịch Khu du lịch sinh thái Núi Voi của doanh nghiệp này cũng xảy ra tình trạng ra tình trạng mất gần 39 ha rừng.
Tuy nhiên, tại quyết định giao đất - giao rừng cho Công ty Phương Nam thực hiện dự án này chỉ đề cập đến diện tích rừng, không đề cập đến trữ lượng rừng nên Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn không có cơ sở tính toán tiền đền bù thiệt hại tài nguyên rừng.
Trong khi đó, Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết, theo báo cáo của UBND phường 4, TP Đà Lạt thì 20 công trình bằng vật liệu nhẹ không có giấy phép xây dựng của công ty đã xây dựng nằm trong hành lang bảo vệ I của di tích quốc gia. Tuy nhiên UBND phường 4 cũng chưa có hồ sơ kiểm tra và đề xuất xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Bên cạnh đó, theo quy hoạch tổng mặt bằng dự án Mở rộng điểm du lịch Đá Tiên đã được UBND tỉnh thỏa thuận tại văn bản số 7984 ngày 30/9/2020 thì không bố trí 20 hạng mục công trình xây dựng không có giấy phép nêu trên.
|
Văn bản của Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng. |
Việc Công ty Phương Nam đề nghị cho phép tồn tại 20 công trình xây dựng không có giấy phép thuộc hành lang bảo vệ I của di tích quốc gia và công trình thủy lợi hồ Tuyền Lâm, ngoài ranh đất được thuê của dự án là không có cơ sở để xem xét, giải quyết.
Hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng nêu trên của Công ty phải bị xử phạt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ.
Với các lý do trên, Sở Xây dựng đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét đề xuất, kiến nghị điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án theo đề nghị của Công ty sau khi Công ty hoàn thành khắc phục các sai phạm liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Về diện tích gần 39 ha rừng bị mất ở dự án Khu du lịch Núi Voi, Sở Tài chính cho rừng việc xác định giá trị tài nguyên rừng là phải thực hiện trên cơ sở trữ lượng, loại rừng được quy định tại Thông tư 65/2008 của Liên Bộ NN-PTNT - Bộ Tài chính và quyết định số 32.
Do đó, việc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đề nghị tính toán xác định giá trị thiệt hại tài nguyên rừng không dựa trên cơ sở trữ lượng là không có cơ sở.
Theo Sở Tài chính, thời gian qua việc xác định giá trị bồi thường tài nguyên rừng, các doanh nghiệp thường xuyên có khiếu nại về trữ lượng rừng xác định bị mất.
Để tránh thất ngân sách nhà nước và không để xảy ra khiếu kiện, Sở Tài chính đề nghị Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn làm việc với Công ty Phương Nam để thống nhất phương pháp tính toán tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng bằng chi phí trồng rừng thay thế trước khi trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.