|
Kiến nghị thu hồi hàng loạt dự án nhà ở, và 4 khu đô thị. Ảnh: minh họa. |
Theo đó, Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ công bố công khai nhóm 16 dự án đã chấm dứt hoạt động, trong số này có một số đã xong thủ tục như: Dự án xây dựng trụ sở văn phòng làm việc và cho thuê tại 19 Lê Thanh Nghị; toà nhà hỗn hợp văn phòng làm việc và cho thuê 53E Hàng Bài; Bệnh viện Đa khoa Quang Trung tại đường Tam Trinh; Nhà ở để bán cho cán bộ nhân viên tại 13 Nguyễn An Ninh; Khu văn phòng tại 18 Cao Bá Quát.
Hai dự án xây dựng cải tạo lại chợ truyền thống thành trung tâm thương mại bị chấm dứt hoạt động gồm: Xây dựng chợ, văn phòng và trung tâm thương mại Nghĩa Tân và Trung tâm thương mại, chợ Ngã Tư Sở. Riêng dự án chợ và trung tâm thương mại Thành Công sẽ tiếp tục được rà soát.
Với nhóm 14 dự án chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hoạt động, thành phố yêu cầu Sở Kế hoạch Đầu tư hoàn tất thủ tục trước ngày 30/9, bao gồm: Khu nhà ở cán bộ công nhân viên ĐH Mỏ, Địa Chất tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm; Văn phòng làm việc và cho thuê tại số 6 Đào Duy Anh; Tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng tại ngõ 162 Nguyễn Văn Cừ; Tổ hợp công trình công cộng phục vụ nhu cầu của quận Tây Hồ và nhà thấp tầng (UDIC Lakeside) tại ngõ 282 đường Lạc Long Quân; Trường THPT quốc tế Global tại ô đất ký hiệu D34 khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy.
Trong các dự án bị chấm dứt có bốn khu đô thị, cụ thể: khu đô thị Monaco Garden, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai; khu đô thị Trung Hưng, thị xã Sơn Tây; khu đô thị Minh Quang Bắc, huyện Thường Tín; khu đô thị Minh Quang Nam, huyện Thường Tín).
Hai dự án khu đô thị bị yêu cầu tiếp tục rà soát, kiến nghị xử lý dứt điểm là Khu đô thị mới và sân golf Mê Linh tại xã Văn Khê và xã Mê Linh, huyện Mê Linh và Khu đô thị Chương Mỹ.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường lập đoàn thanh tra 21 dự án sử dụng đất thuộc 07 quận, huyện: Mê Linh, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoài Đức chậm tiến độ.Theo đó, dự án khu đô thị Việt Á, tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh do Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á làm chủ đầu tư nằm trong diện thanh tra lần này. Dự án được giao đất tại Quyết định số 2729/QĐ-UBND ngày 29/7/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, diện tích được giao là 23,017ha. Dự án đã 10 năm không thực hiện, chưa cắm mốc giới, giải phóng mặt bằng.
Điển hình là dự án Nam Đàn Plaza tại phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm do Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí viễn thông (PVC) làm chủ đầu tư. Đây là một trong trong những dự án khiến Trịnh Xuân Thanh phải vướng vào vòng lao lý khi bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố với tội danh tham ô tài sản vụ án xảy ra tại Công ty CP Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam - PVP Land.
Sẽ công khai 47 dự án bị thu hồi
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, đã nhiều lần đối thoại, tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư và chỉ thu hồi khi thực sự không thể tiếp tục. Với 22 dự án được phê duyệt xây trụ sở văn phòng tại quận Cầu Giấy, thành phố đã 8 lần mời chủ đầu tư lên đối thoại và gia hạn đến cuối tháng 8 nếu không có cam kết rõ ràng sẽ thu hồi.
Theo Chủ tịch Chung, Hà Nội đã nhiều lần đối thoại, tìm cách tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư và chỉ thu hồi khi thực sự không thể tiếp tục. Với 22 dự án được phê duyệt xây trụ sở văn phòng tại quận Cầu Giấy, thành phố đã 8 lần mời chủ đầu tư lên đối thoại và gia hạn đến cuối tháng 8 nếu không có cam kết rõ ràng sẽ thu hồi.
Trong 46 dự án chậm triển khai của huyện Mê Linh (được cấp phép vào tháng 7/2008), có 8 trường hợp thành phố đã 10 lần mời lên đối thoại, nhưng chủ đầu tư không lên, buộc phải thu hồi. 38 dự án còn lại đang vướng mắc về chính sách giá đất, giải phóng mặt bằng... thành phố sẽ phối hợp với các bộ, ngành để có câu trả lời thỏa đáng cho các chủ đầu tư.
Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, việc để tồn đọng 383 dự án chậm do nhiều nguyên, trong đó có việc cơ quan quản lý các sở ngành, quận huyện chưa làm hết trách nhiệm, nể nang, né tránh. Bà Ngọc đưa ra ví dụ, từ tháng 10/2012 đến 3/2018, UBND thành phố ban hành 38 quyết định thu hồi dự án, nhưng đến nay còn 22 dự án chưa được thực hiện.
Việc kiểm tra, cập nhật số liệu dự án chậm cũng chưa được thực hiện nghiêm túc. Sở Tài nguyên báo cáo có 161 dự án chậm và có dấu hiệu vi phạm, nhưng số liệu đoàn giám sát thống kê qua báo cáo của quận, huyện thì lên tới 383.
Lãnh đạo cơ quan dân cử của Hà Nội cho hay, sẽ giám sát việc tham mưu, xử lý 383 dự án chậm, đồng thời xem xét đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp HĐND cuối năm 2019.