Chủ đầu tư dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City nghi lấy nước trái phép

Đại diện lãnh đạo Xí nghiệp nước Vân Đồn cho biết, nhiều tháng trước, khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City có đấu nối đường ống trực tiếp với xí nghiệp để mua nước sử dụng. 
"Bí ẩn" ống dẫn nước từ rừng 
Theo phản ánh của người dân, thời gian gần đây, tại khu rừng thuộc địa phận xã Hạ Long (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) xuất hiện một đường ống nước dài hàng cây số dẫn về khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City nằm kế bên.
Chu dau tu du an Sonasea Van Don Harbor City nghi lay nuoc trai phep
Khu vực gom nước suối có hệ thống thông khí để tránh tắc nghẽn 
Đáng chú ý, để mở lối thi công tuyến ống nước này, đơn vị thi công đã bạt rừng, rồi hạ ngầm xuyên tỉnh lộ 334 đưa về khu tổ hợp nghỉ dưỡng nghìn tỉ Sonasea Vân Đồn Harbor City.
Theo ghi nhận của VietNamNet, một hồ chứa được xây để gom nước từ những khe, suối nhỏ rồi chảy xuống qua các ống dẫn. Tại đây còn có hệ thống thông khí để nước chảy không bị tắc, không có đồng hồ tính lượng nước.
Đường ống dẫn nước đi xuyên rừng, tới tỉnh lộ 334 được hạ ngầm, rồi dẫn thẳng về bể chứa của khu đô thị. Bên cạnh bể chứa là một khu nhà với đầy đủ máy bơm và lọc nước.
Chu dau tu du an Sonasea Van Don Harbor City nghi lay nuoc trai phep-Hinh-2
 Đường ống nước khá mới, chạy xuyên rừng về phía Sonasea Vân Đồn Harbor City
Đại diện lãnh đạo Xí nghiệp nước Vân Đồn cho biết, nhiều tháng trước, khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City có đấu nối đường ống trực tiếp với xí nghiệp để mua nước sử dụng. Việc khu đô thị này tự ý làm đường ống lấy nước trên rừng từ lúc nào, Xí nghiệp nước Vân Đồn không hề hay biết.
Theo lãnh đạo Xí nghiệp nước Vân Đồn, hệ thống đường ống nước mà khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City tự ý lắp đặt là loại ống D10. Trong nhiều tháng tự lý lắp đặt đường ống, lượng nước từ khe, suối được lấy rất nhiều.
Được biết, UBND huyện Vân Đồn đã giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND xã Hạ Long để lập đoàn kiểm tra, làm rõ vụ việc khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City tự ý lấy nước trên rừng về sử dụng. Hiện khu vực lấy nước này đã được tạm dừng hoạt động, giữ nguyên hiện trạng để cơ quan chức năng kiểm tra.
Chu dau tu du an Sonasea Van Don Harbor City nghi lay nuoc trai phep-Hinh-3
 
Đại diện Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh khẳng định, việc lắp đặt đường ống nước quy mô lớn như dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tiêu thụ nước được duyệt. Ngoài ra, nếu lưu lượng trên 100 m3 phải xin cấp phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền, chứ không thể tự ý thi công đường ống nước dẫn về dùng.
Chủ đầu tư Sonasea Vân Đồn Harbor City là ai?
Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City có tổng diện tích 358,3ha, quy mô 100.000 người, với bãi tắm trải dài 2,2km nhìn ra vịnh Bái Tử Long. Ban đầu do Công ty TNHH Công nghệ Việt Mỹ làm chủ đầu tư với tên gọi khu du lịch sinh thái Bái Tử Long.
Dự án được công ty Công nghệ Việt Mỹ thuê đất để đầu tư xây dựng tại Quyết định số 1169/QĐ-UBND ngày 11/4/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Thời điểm đó, dự án có quy mô 100ha. Tuy nhiên, sau 8 năm triển khai đầu tư xây dựng, năm 2015, UBND tỉnh Quảng Ninh đã đồng ý cho Công ty Công nghệ Việt Mỹ chuyển nhượng đất dự án và tài sản gắn liền với đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bảo Nguyên.
Đến giữa năm 2017, Công ty Bảo Nguyên đã có văn bản tự nguyện chấm dứt hoạt động đầu tư, chấm dứt quyền sử dụng đất gắn với tài sản đã đầu tư, đồng thời chuyển nhượng lại dự án lại cho Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O.
Chu dau tu du an Sonasea Van Don Harbor City nghi lay nuoc trai phep-Hinh-4
Toàn cảnh dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City
Sau khi về tay CEO Group, dự án được đổi tên thành Sonasea Vân Đồn Harbor City. CEO Group tiếp tục đề xuất tỉnh Quảng Ninh tăng quy mô đất làm dự án lên tới 358ha với định hướng phát triển khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản và đô thị nhà ở.
Mới đây, ngày 20/4/2024, C.E.O Group đã khai trương khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Vân Dồn, là dự án nằm trong phân kỳ 1 của dự án Sonasea Vân Đồn Habor City.
Theo BCTC quý 1/2024, doanh thu thuần của C.E.O Group đạt 289 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Với doanh thu giảm, lợi nhuận gộp cũng giảm 14%, đạt 90 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận gộp đạt 31,2%.
Tuy nhiên, nhờ có doanh thu tài chính 27 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ, cùng với việc tiết giảm đáng kể các loại chi phí (chi phí tài chính 8 tỷ đồng, giảm 64%; chi phí bán hàng 15 tỷ đồng, giảm 55%), CEO Group vẫn có lãi trước thuế 58 tỷ đồng, tăng 53% và lãi sau thuế 35 tỷ đồng, tăng 43%.
Minh Châu (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN