Trong đó, các tỉnh xác định rõ trách nhiệm chi trả chi phí giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn ngân sách của từng địa phương. Việc hỗ trợ ngân sách Trung ương cho dự án phải được Chính phủ xem xét cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ hỗ trợ một phần.
Theo quy hoạch, cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có chiều dài 69 km, điểm đầu Chơn Thành (Bình Phước), điểm cuối Nút dao Gò Dưa (Vành đai 2, TP HCM). Công trình quan trọng này nhằm kết nối giao thông giữa Bình Phước, Bình Dương, TP HCM, tạo động lực phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
|
Đoạn qua cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Zing. |
Trước đó, để có cơ sở triển khai dự án theo đúng quy định, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao UBND tỉnh Bình Phước làm cơ quan có thẩm quyền và hỗ trợ nguồn vốn thực hiện từ ngân sách trung ương trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025.
Hôm 18/3, lãnh đạo Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước cũng có buổi làm việc với UBND TP HCM về việc thống nhất giao chính quyền Bình Phước chủ trì triển khai, đầu tư, xây dựng dự án.
Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có kinh phí dự kiến hơn 36.000 tỷ đồng, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Dự án dài 70 km, rộng 60 m bắt đầu từ Chơn Thành (Bình Phước) đến nút giao Gò Dưa (TP HCM).