-
Niên đại của căn nhà cổ đã ở vào ngưỡng 250 năm, trải qua 4 thế hệ, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Điều thú vị ở căn nhà là nằm trên đỉnh của ngọn núi thuộc huyện Chương Mỹ - Hà Nội. Năm nào cũng có các đoàn làm phim về xin chủ nhân ngôi nhà để dựng cảnh phim.
-
Căn nhà thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Đình Do, 87 tuổi thuộc xã Tiên Phương (Chương Mỹ - Hà Nội). Ông Do là đời thứ 4 nối dõi và sử dụng căn nhà mà tổ tiên để lại.
-
Ông Do cho biết ông nội của ông trước đây là người đi buôn bán quả bồ kết khắp các tỉnh thành, khi tích cóp được một lưng vốn kha khá đã dựng nên căn nhà trên.
-
Theo gia phả ghi lại, căn nhà được dựng vào năm Mậu Tuất.
-
Ngoài ghi lại năm xây dựng, đôi hoành phi với câu đối cổ: Nhất mạch, thiệu bồi, nghĩa chí, nhân cơ, truyền thế bảo - Với ngụ ý ngôi nhà xây dựng lên để truyền lại cho đời đời con cháu sau này. Câu đối thứ 2 với nguyên tác: Thiên thu, hưởng tự, giản tần, hoàng thủy, viễn muôn nhan - Tạm dịch là: Người có bát cơm rau thành tâm cho tiên tổ sẽ sống thiên thu như dòng nước chảy.
-
Các họa tiết trang trí khá tinh xảo
-
Một chữ cổ được khắc họa trên đầu vì kèo nhà
-
Họa tiết trang trí trên chớp cửa
-
Họa tiết hoa hình rồng
-
Hoa văn sắc nét
-
Cửa gỗ
-
Theo truyền thống, nhà cổ người Việt xưa vùng Bắc bộ thường làm 5 gian với 3 gian chính và 2 gian buồng.
-
Gian chính giữa sẽ là gian thờ tổ tiên, hai gian hai bên thờ ông bà, bố mẹ và công đồng.
-
“Các nhà làm phim năm nào cũng đến để đóng phim, cũng muốn cho đoàn mượn, nhưng thú thật, nhiều cảnh quay tức mắt nên tôi thực lòng không muốn. Nhà các cụ để lại để ở, cũng chẳng màng tưởng để kinh doanh”, ông Do trải lòng.
-
Cận cảnh tấm liếp trước gian chính giữa
-
Liếp che ngoài chức năng che nắng, mưa còn có tác dụng như một bức tường che để để đồ dùng hàng ngày.
-
Theo các cụ cao niên trong làng, căn nhà được dựng trên thế đất cưỡi sờn, vờn mây. “Những ngày mây mù, nhìn từ xa ngôi nhà như quyện vào trong mây chiều."
-
Theo anh Thứ, con trai cụ Do, có nhiều người đánh tiếng hỏi mua căn nhà nhưng gia đình không bán. “Nhà các cụ dựng lên để ở, có những người trả cả chục tỷ đồng nhưng tôi vẫn khước từ”, anh Thứ cho hay.
-
Từng bậc thang trong con ngõ là đá xếp như muốn níu kéo người đi, người về.