Cận cảnh loạt trụ sở 'khủng' ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

Nhiều trụ sở công có giá trị hàng trăm tỉ đồng sau khi sáp nhập bị bỏ hoang nhiều năm, khiến công trình bị xuống cấp, hư hỏng.

Thực hiện Nghị quyết số 867 ngày 10-1-2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, huyện; tỉnh Quảng Ngãi đã sáp nhập huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng từ ngày 1-4-2020.

Can canh loat tru so 'khung' o Quang Ngai bi bo hoang
 Trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tây Trà (cũ) bỏ hoang nhiều năm qua.

Sau khi sáp nhập, tất cả tài sản của huyện Tây Trà (cũ) được bàn giao cho huyện Trà Bồng quản lý, gồm hàng chục khu nhà công vụ, với tổng diện tích đất sử dụng hơn 589 nghìn m2, tổng giá trị hơn 516 tỉ đồng, cùng với 12 ô tô, máy móc, trang thiết bị hơn 72 tỉ đồng.

Đến nay đã tròn 5 năm sáp nhập, hiện chỉ có một số trụ sở như: Huyện ủy Tây Trà (cũ), trụ sở của Mặt trận và các hội đoàn thể… được bàn giao cho một số đơn vị sử dụng. Số còn lại không được sử dụng, quản lý nên đã xuống cấp trầm trọng.

Can canh loat tru so 'khung' o Quang Ngai bi bo hoang-Hinh-2
 Trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tây Trà (cũ), cửa đóng then cài, phía trong sân cây dại mọc um tùm, nhiều hạng mục bắt đầu xuống cấp.

Theo một số người dân, việc sáp nhập xã, huyện là chủ trương đúng đắn, nhằm tinh giản bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động về quản lý nhà nước tại địa phương, cắt giảm chi phí cho ngân sách... Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, nhiều trụ sở làm việc đang bị bỏ hoang, chưa có kế hoạch sử dụng, gây ra lãng phí rất lớn.

Theo lãnh đạo UBND huyện Trà Bồng, việc sắp xếp, điều chuyển các trụ sở công sau sáp nhập cho một số cơ quan đơn vị sử dụng lại nhằm tránh lãng phí, nhưng số công trình dôi dư quá nhiều, thực tế vẫn không sử dụng hết được công năng bởi các khối nhà này rất rộng. "Đối với nhóm tài sản thuộc cơ quan thuộc ngành "dọc", huyện đã có ý kiến với các cơ quan ngành "dọc" để xử lý", lãnh đạo UBND huyện Trà Bồng cho biết.

Can canh loat tru so 'khung' o Quang Ngai bi bo hoang-Hinh-3
 Bên trong các phòng chức năng hư hỏng, xuống cấp trầm trọng.

Bên cạnh các trụ sở cấp huyện, trong quá trình sáp nhập huyện còn sáp nhập xã, vì thế cũng dôi ra nhiều trụ sở UBND các xã, nhà làm việc của công an xã, xã đội…

"Để tận dụng tối đa các công trình, tránh lãng phí, huyện tiến hành bán đấu giá, thanh lý đất và tài sản nhưng do đặc thù địa phương vùng núi, nhu cầu mua lại các trụ sở không có. Nhất là khu vực xã Trà Phong (nơi đặt trụ sở huyện Tây Trà trước đây) cách TP Quảng Ngãi cả trăm km" - lãnh đạo huyện Trà Bồng nói.

Nằm sát bên trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân là trụ sở của Tòa án nhân dân huyện Tây Trà (cũ) cũng rơi vào cảnh hoang tàn. Từ phía ngoài nhìn vào, công trình rất "bề thế" với nhiều khối nhà khang trang. Công trình mới được xây dựng và đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã rơi cảnh đóng cửa.
Can canh loat tru so 'khung' o Quang Ngai bi bo hoang-Hinh-4
Tòa án nhân dân huyện Tây Trà (cũ) cũng rơi vào cảnh hoang tàn.
Trụ sở UBND huyện Tây Trà (cũ); Trụ sở Trung tâm văn hóa huyện Tây Trà (cũ) bỏ hoang nhiều năm qua...
Theo người dân địa phương, công trình Trung tâm văn hóa huyện Tây Trà (cũ) vừa được xây dựng xong, đưa vào sử dụng chưa được bao lâu đã phải đóng của do sáp nhập huyện.
Can canh loat tru so 'khung' o Quang Ngai bi bo hoang-Hinh-5
Trụ sở UBND huyện Tây Trà (cũ) bỏ hoang nhiều năm qua.
Can canh loat tru so 'khung' o Quang Ngai bi bo hoang-Hinh-6
Một góc của Trung tâm văn hóa huyện Tây Trà (cũ) 
Theo lãnh đạo huyện Trà Bồng, bên cạnh các trụ sở cấp huyện, trong quá trình sáp nhập huyện còn sáp nhập xã, vì thế cũng dôi ra nhiều trụ sở UBND các xã, nhà làm việc của công an xã, xã đội…
Tử Trực/NLĐ

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN