Báo hoa mai “được” nhím dạy cho một bài học về cách hành xử

Kể cả những loài động vật săn mồi hàng đầu nhiều lúc vẫn mắc phải những lỗi lầm sơ đẳng, dẫn đến kết cục vừa mất ăn vừa bị ăn đòn đau.

Báo hoa mai là loài động vật có tỷ lệ săn mồi thành công cao nhất trong họ mèo lớn.
Mặc dù có kích thước khá khiêm tốn (dài khoảng 2 m đổ lại và nặng từ 30 - 90 kg khi trưởng thành) so với các loài mèo lớn khác trong họ, nhưng báo hoa mai lại được ông trời ban tặng cho sự nhanh nhẹn và khả năng leo trèo rất giỏi.
Một con báo ở độ tuổi sung sức có thể chạy hơn 60 km/h, nhảy vọt xa hơn 6 m theo chiều ngang và nhảy cao 3 m, có thể bổ nhào xuống con mồi từ trên cành cây và nó cũng có thể ẩn mình trong một lớp ngụy trang đáng kinh ngạc.
Báo hoa mai thích săn mồi vào lúc ánh sáng chập choạng như bình minh, sau hoàng hôn hoặc lúc trời tối hẳn. Một cuộc đi săn mồi thành công của báo hoa mai được quyết định bằng sự chuẩn xác từ quá trình theo dõi, rình rập rồi tấn công hạ gục con mồi. Con báo khi tóm được con mồi sẽ kết liễu nó bằng cách cắn vào cổ họng để khiến nó bị mất máu và nghẹt thở chết.
Tuy nhiên, không phải lúc nào các cuộc săn mồi của chúng cũng thành công tốt đẹp. Nhiều tình huống dở khóc dở cười xảy ra trong quá trình tìm kiếm thức ăn của báo hoa mai, một trong số đó đã được anh Jaco De Swardt may mắn ghi hình lại.
Theo đó, trong chuyến du lịch đến Vườn Quốc gia Kruger, Nam Phi, anh Jaco đang thong dong trên con đường mòn thì bắt gặp một con báo hoa mai và một con nhím đang trong thế "gầm gừ" nhau.
Bao hoa mai “duoc” nhim day cho mot bai hoc ve cach hanh xu
Nhím và báo hoa mai trước khi bước vào cuộc chiến.
Nhím (Porcupine) là loài động vật lớn, di chuyển chậm chạp thuộc bộ gặm nhấm với những lông gai sắc nhọn ở đằng sau lưng.
Đặc trưng dễ nhận biết nhất của loài động vật này nằm ở những chiếc lông gai dài và sắc nhọn dùng để bảo vệ toàn bộ cơ thể. Kích thước của một số lông gai nhím có thể dài gần bằng độ dài của chân (khoảng 30cm), giống như lông gai của loài nhím bờm (crested porcupine) ở châu Phi.
Nhím sử dụng bộ lông gai sắc nhọn để tự bảo vệ mình. Chúng cử động, xù bộ lông gai sắc nhọn của mình lên để cảnh báo những kẻ thù săn mồi tiềm năng. Nếu điều đó không có tác dụng thì chúng sẽ chống trả sự tấn công của kẻ săn mồi. Những chiếc gai sắc nhọn được gắn rất lỏng lẻo nhưng không thể rơi hoặc phóng ra ngoài được.
Quay trở lại câu chuyện, bầu không khí căng thẳng giữa hai đối thủ được đẩy lên cao độ sau khi con báo hoa mai không còn giữ được sự bình tĩnh, lao vào tấn công phủ đầu đối thủ.
Con nhím cũng không phải dạng vừa khi ngay lập tức quay lưng, chuyển sang chế độ chiến đấu. Con báo hoa mai non nớt vẫn "cố đấm ăn xôi" cuối cùng bị một chiếc lông sắc nhọn của con nhím ghim vào chân, đau thấu xương. Sau miếng đòn đau, con nhím tranh thủ quãng thời gian con báo đang liếm láp vết thương để lẩn trốn.

Báo hoa mai tàng hình, nhanh như chớp cắn cổ chó đi lạc

Một con báo hoa mai âm thầm dạo bước trên đường phố ở khu dân cư Ấn Độ và nhanh như chớp lao tới cắn cổ chó đi lạc ngủ bên vỉa hè.

Theo News Flare, vụ việc xảy ra tại một khu dân cư ở bang Maharashtra và được camera an ninh ghi lại. Báo hoa mai rình gần vỉa hè, từ từ áp sát con chó đi lạc.

Báo hoa “giả nai” chăm linh dương rồi lật mặt ăn thịt dã man

(Kiến Thức) - Linh dương vui vẻ chơi đùa cùng kẻ săn mồi vì lầm tưởng là mẹ, thậm chí còn đi theo báo hoa mai từ sáng đến tối để rồi nhận cái kết thảm hại.

Bao hoa “gia nai” cham linh duong roi lat mat an thit da man
Trong khi đưa du khách đi tham quan Vườn Quốc gia Greater Kruger ở Nam Phi, hướng dẫn viên du lịch kiêm kiểm lâm Andre Fourie đã ghi lại được một khoảnh khắc cực hiếm trong thế giới động vật hoang dã. 

Bất ngờ sai lầm chí mạng của các thiên tài lừng danh thế giới

Ngay cả những thiên tài cũng từng mắc những sai lầm mới có thể đi đến những kết luận chính xác hay làm sáng tỏ một bí ẩn nào đó.

Bat ngo sai lam chi mang cua cac thien tai lung danh the gioi
Albert Einstein là một trong những bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử loài người nhưng cũng không ít lần thiên tài này đã mắc phải sai lầm. Điển hình là trong "phương trình Einstein" nổi tiếng, có một thuật ngữ được Einstein gọi là hằng số vũ trụ, vốn được sinh ra khi ông cho rằng vũ trụ là tĩnh.