Bài thuốc trị chứng chân tay lạnh

(Kiến Thức) - Chứng chân tay lạnh thường xuất hiện khi mùa đông đến ở phụ nữ mới sinh, người cao tuổi, sức đề kháng yếu... 

"Chỉ điểm" nguyên nhân
Ngoại hàn (do môi trường, thời tiết thay đổi): Khi sức đề kháng của cơ thể không tốt sẽ tạo điều kiện cho khí lạnh ảnh hưởng đến hơi ấm của cơ thể làm xuất hiện cảm giác lạnh, sốt, đổ nhiều mồ hôi. Trong ngoại hàn thường có chứng trúng lạnh trực tiếp vào tạng phủ. Biểu hiện thường gặp là cơ thể, tay chân lạnh, run rẩy, sắc mặt xanh xao. Trường hợp nặng có thể gây bất tỉnh, mạch yếu.
Nội hàn (khí lạnh trong cơ thể nhiều) gồm có hư hàn và thực hàn. Hư hàn: Nhiễm lạnh lâu ngày, sinh lạnh trong cơ thể. Biểu hiện là sợ lạnh, thích nóng, chân tay lạnh, nôn, ăn kém, phân sệt, đau bụng, sôi ruột. Thực hàn (do ăn thức ăn như cá sống, ốc, hột vịt lộn...): Biểu hiện là lưỡi nhợt nhạt, rêu trắng, dễ bị tiêu chảy, mạch yếu...
Sản phụ mới sinh gặp tay chân lạnh nên bổ sung thêm sắt trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Sản phụ mới sinh gặp tay chân lạnh nên bổ sung thêm sắt trong khẩu phần ăn hằng ngày. 
Bài thuốc điều trị chân tay lạnh do trúng hàn
- Đậu đen sao cháy, trong khi còn nóng cho rượu vào 5 phút rồi uống. Sau đó đắp chăn kín cho ra  mồ hôi sẽ khỏi ngay.
- Hành tím giã nát, sao nóng, cho vào khăn sạch rồi chườm lên rốn. Khi nguội thay khăn khác. Có thể làm nhiều lần trong ngày.
- Chân tay lạnh có kèm theo tiêu chảy lấy gừng khô sao 4 - 8g, tán nhỏ, pha với nước ấm uống hoặc cho vào cháo để ăn.
- Gừng khô nấu nước tắm hoặc ngâm tay cũng có thể giúp cơ thể và tứ chi ấm dần lên.
- Điếu ngải cứu: Dùng ngải cứu khô cho vào cối giã nhuyễn, nhặt bỏ hết cuống, sau đó cho khoảng 5-7g vào giấy trắng cuộn lại thành hình điếu xì gà dài khoảng 15cm, gói hai đầu lại. Đốt cháy một đầu điếu, hơ nhanh lên các huyệt ở tay, chân. Để không bỏng nên để cách da khoảng 2-3cm. Khi thấy nóng ở huyệt đang cứu mới chuyển sang huyệt tiếp theo. Làm lần lượt hết huyệt ở chân rồi các huyệt ở tay, ngày làm hai lần vào sáng sớm và chiều tối.
Vị trí huyệt: Ở chân là huyệt dũng tuyền (phần lõm của lòng bàn chân). Huyệt túc tam lý, nằm thẳng xuống phía dưới gối, cách hõm mé ngoài của đầu gối khoảng 5cm. Huyệt bá phong (8 huyệt nằm ở giữa các ngón chân). Ở tay là huyệt lao cung (lõm giữa của lòng bàn tay hoặc nắm nhẹ các ngón tay, huyệt ở giữa kẽ của ngón đeo nhẫn và ngón giữa). Huyệt thập tuyên là điểm chính giữa của đầu mỗi ngón tay. Huyệt hợp cốc là hõm giữa mô của ngón cái và ngón trỏ, phía mu bàn tay, khi căng hai ngón tay này huyệt sẽ xuất hiện.
Phòng bệnh bằng thực phẩm
Khi thời tiết chuyển lạnh, nên chú ý bổ sung thêm vào thực đơn các loại thực phẩm có chứa iốt giúp cơ thể sinh nhiệt như rong biển, tôm, cua, hến, nghêu, cá... Ngoài ra, để giữ ấm cơ thể cũng cần bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều protein như thịt bò, cá chép, thịt dê gà, vịt,  các loại cá. Để máu huyết lưu thông tốt, hạn chế chân tay lạnh nên ăn nhiều món chứa vitamin E như các loại hạt, lòng đỏ trứng, sữa...
Các sản phụ mới sinh vì thiếu sắt nên rất dễ gặp tình trạng tay chân lạnh. Vì vậy, để phòng bệnh, các sản phụ, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ có thể bổ sung thêm sắt trong khẩu phần ăn hằng ngày qua các thức ăn như lòng đỏ trứng, gan lợn, thận bò, đậu nành, hạt vừng, đậu khô, mộc nhĩ...

Giúp mẹ bầu nói không với dị tật thai nhi (1)

(Kiến Thức) - Để tránh những nguy cơ dẫn đến dị tật ở bào thai, phụ nữ mang thai hãy lưu ý đến những yếu tố dưới đây.

Uống bổ sung acid folic sớm. Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần uống bổ sung acid folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Thiếu hụt folate là nguyên nhân gây ra một loạt các dị tật bẩm sinh và dị tật ống thần kinh (phổ biến nhất trong số này là dị tật nứt đốt sống) ở thai nhi. Những dị tật này xuất hiện rất sớm trong thai kỳ, thậm chí trước khi người mẹ có thể nhận biết mình mang thai để bổ sung folate kịp thời. Ngay cả lần khám thai đầu tiên (thường vào khoảng tuần thứ 10) cũng đã là quá trễ để cứu vãn tình hình.
 Uống bổ sung acid folic sớm. Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần uống bổ sung acid folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Thiếu hụt folate là nguyên nhân gây ra một loạt các dị tật bẩm sinh và dị tật ống thần kinh (phổ biến nhất trong số này là dị tật nứt đốt sống) ở thai nhi. Những dị tật này xuất hiện rất sớm trong thai kỳ, thậm chí trước khi người mẹ có thể nhận biết mình mang thai để bổ sung folate kịp thời. Ngay cả lần khám thai đầu tiên (thường vào khoảng tuần thứ 10) cũng đã là quá trễ để cứu vãn tình hình.
Khám bệnh trước khi thụ thai. Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ có bệnh mãn tính trước đó.
 Khám bệnh trước khi thụ thai. Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ có bệnh mãn tính trước đó.

Dụng cụ kỳ quái làm chị em đẹp hơn... không dao kéo

(Kiến Thức) - Những dụng cụ làm đẹp có tính ứng dụng cao nhưng không kém phần kỳ quái xuất xứ từ xứ sở hoa anh đào khiến không ít người phải bật cười.

Môi nhân tạo. Dụng cụ tạo dáng và làm săn chắc vùng miệng có hình dáng giống hệt như đôi môi của bạn.
Môi nhân tạo. Dụng cụ tạo dáng và làm săn chắc vùng miệng có hình dáng giống hệt như đôi môi của bạn. 
Có nhiều hình dáng, kích cỡ môi nhân tạo để bạn chọn lựa. Bạn chỉ cần gắn dụng cụ vào miệng trong 3 phút, mỗi ngày 3 lần, trong vòng 1 tháng là đã có thể thấy vùng miệng trẻ trung hơn.
 Có nhiều hình dáng, kích cỡ môi nhân tạo để bạn chọn lựa. Bạn chỉ cần gắn dụng cụ vào miệng trong 3 phút, mỗi ngày 3 lần, trong vòng 1 tháng là đã có thể thấy vùng miệng trẻ trung hơn.  

Dùng bồ kết chữa cảm gió

- Hỏi: Các cụ ở quê thi thoảng bị cảm gió, người lạnh, tôi thấy mọi người nói những lúc đó có thể dùng quả bồ kết sẽ khỏi. Xin hỏi dùng thế nào? Thế Anh (Đoan Hùng, Phú Thọ).

Cây bồ kết chữa cảm gió.
Cây bồ kết chữa cảm gió.
TS Lê Thị Thanh Nhạn, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam trả lời:
Bồ kết là loại cây sống lâu năm, quả khi chín có màu đen, có tính ấm, tiêu đờm, trừ phong... Tuy nhiên, quả bồ kết có tính độc, nếu sử dụng nhiều và không đúng cách sẽ gây hại.