Ấn Độ lập tường thành trên biển đối phó Trung Quốc

(Kiến Thức) - Ấn Độ có thể thiết lập “chuỗi đảo thứ nhất” dựa trên quần đảo Andaman và Nicobar nhằm ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương.

Ấn Độ Dương đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao Trung Quốc, vì đây là điểm kết nối tuyến giao thông trên biển của nước này với tuyến đường thương mại châu Âu, năng lượng Trung Đông và châu Phi. Tại Ấn Độ Dương có tuyến giao thông trên biển quan trọng nhất của Trung Quốc: gần 75% giao dịch dầu mỏ Trung Quốc từ Trung Đông và châu Phi.
Theo chuyên gia thuộc Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ Toshi Yoshihara, học giả Trung Quốc coi Ấn Độ Dương là khu vực tranh chấp tiềm tàng của hai nước Trung-Ấn.
Dựa trên Andaman và Nicobar, Ấn Độ có thể thiết lập được "chuỗi đảo thứ nhất Tây Thái Bình Dương".
 Dựa trên Andaman và Nicobar, Ấn Độ có thể thiết lập được "chuỗi đảo thứ nhất Tây Thái Bình Dương".
Với việc Trung Quốc tăng cường hoạt động tại Ấn Độ Dương, Ấn Độ buộc phải thừa nhận khả năng Trung Quốc có những hoạt động lớn tại đây. Nếu Ấn Độ muốn tăng cường sự hiện hiện tại Ấn Độ Dương, nước này cần phải sử dụng ưu thế địa lý của mình, đặc biệt là quần đảo Andaman và Nicobar.
Quần đảo Andaman và Nicobar nằm ở phía Đông Ấn Độ Dương, toàn bộ nơi này do 244 đảo trong khu vực 450 hải lý hợp thành. Quần đảo này ở lối vào của Malacca, mà eo biển này lại là một trong những tuyến giao thông trên biển nhộn nhịp nhất thế giới, vì vậy vị trí địa lý này có ý nghĩa chiến lược. Theo Toshi Yoshihara, vị trí của những đảo này cho phép Ấn Độ tạo một “chuỗi đảo thứ nhất Tây Thái Bình Dương” phiên bản Ấn Độ.
Theo The Diplomat, một khi Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột trên biển, Ấn Độ có thể triển khai vũ khí đánh chặn chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực tại quần đảo Andaman và Nicobar, xác định một khu vực giới hạn trên biển.
Ấn Độ cũng có thể thông qua việc phát triển lực lượng quân sự tại quần đảo Andaman và Nicobar để đối phó với tàu chiến mặt nước, tàu sân bay hoặc tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Trung Quốc. Vì thế Ấn Độ cần phải củng cố cơ sở hạ tầng quân sự tại khu vực này, bởi hiện nay quần đảo Andaman và Nicobar chỉ có một đường băng nhỏ và cơ sở hạ tầng cảng hạn chế.
Hải quân Ấn Độ.
 Hải quân Ấn Độ.
“Việc tăng cường cơ sở hạ tầng quốc phòng trên đảo, sẽ phát một tín hiệu mạnh mẽ rằng Ấn Độ có kế hoạch duy trì vị trí lãnh đạo tại khu vực Ấn Độ Dương”, The Diplomat bình luận.
Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương tăng mạnh đã thu hút sự chú ý của Ấn Độ. Nếu Ấn Độ không thể lợi dụng ưu thế địa lý chính trị của mình tại Ấn Độ Dương, thì nước này sẽ đối mặt với một Hải quân Trung Quốc lớn mạnh. Vị trí địa lý chiến lược của quần đảo Andaman và Nicobar, khiến cho quần đảo này trở thành trọng tâm đối phó của Ấn Độ đối với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.

Chỉ tên máy bay trinh sát TQ lượn lờ quanh giàn khoan trái phép

(Kiến Thức) - Chiếc máy bay trinh sát cánh bằng nhiều lần xuất hiện quanh khu vực giàn khoan phép Hải Dương 981 là mẫu máy bay cảnh báo đường không Y-8J Skymaster.

Những ngày qua, nhiều lượt máy bay (máy bay tiêm kích, trực thăng, máy bay trinh sát) Trung Quốc đã ngang ngược xâm phạm hải phận Việt Nam, lượn nhiều vòng quanh khu vực đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981) hăm dọa tàu thực thi pháp luật Việt Nam. Trong ảnh là một chiếc máy bay trinh sát của Trung Quốc xuất hiện ngay trên khu vực giàn khoan HD981.
 Những ngày qua, nhiều lượt máy bay (máy bay tiêm kích, trực thăng, máy bay trinh sát) Trung Quốc đã ngang ngược xâm phạm hải phận Việt Nam, lượn nhiều vòng quanh khu vực đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981) hăm dọa tàu thực thi pháp luật Việt Nam. Trong ảnh là một chiếc máy bay trinh sát của Trung Quốc xuất hiện ngay trên khu vực giàn khoan HD981. 

Vũ khí hiểm của Việt Nam chuyên diệt tàu đổ bộ

(Kiến Thức) - Tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh trang bị đạn tên lửa sức công phá cực mạnh rất hữu hiệu trong tác chiến chống tàu đổ bộ địch gần bờ.

Hiện nay, trong biên chế lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam ngoài tổ hợp hiện đại K-300P Bastion-P, ta còn có các tổ hợp tên lửa cũ hơn là 4K51 Rubezh. Hiện các tổ hợp 4K51 này được biên chế trong Lữ đoàn 680 (Vùng 3 Hải quân) bảo vệ bờ biển các tỉnh miền Trung.
 Hiện nay, trong biên chế lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam ngoài tổ hợp hiện đại K-300P Bastion-P, ta còn có các tổ hợp tên lửa cũ hơn là 4K51 Rubezh. Hiện các tổ hợp 4K51 này được biên chế trong Lữ đoàn 680 (Vùng 3 Hải quân) bảo vệ bờ biển các tỉnh miền Trung.

Trung-Ấn tranh giành quyền xây căn cứ hải quân ở Maldives?

(Kiến Thức) - Cả Trung Quốc và Ấn Độ được cho là đang nỗ lực nhằm giành lấy quyền xây dựng căn cứ hải quân cho Maldives.