9 đặc điểm thường thấy ở nhóm người "miễn nhiễm ung thư"

Nếp sống lành mạnh như không thức khuya, không ăn quá nhiều thịt... sẽ khiến bạn tránh xa được các căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.

Tỷ lệ mắc các bệnh như ung thư sẽ giảm mạnh nếu bạn sở hữu 9 đặc điểm dưới đây: 

1. Không bao giờ thức khuya

Ảnh minh họa: Iristec

Thức khuya là một thói quen có tác hại rất lớn cho hệ thống miễn dịch. Bởi, thời gian phục hồi tốt nhất cho khả năng miễn dịch của con người là khi ngủ vào ban đêm. Nếu một người thức khuya trong thời gian dài, sự nhận biết và tự tiêu diệt tế bào ung thư của hệ thống miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng.

2. Không ăn quá nhiều thịt

Việc ăn nhiều thịt là một trong những nguyên nhân gây ra các khối u ác tính, điển hình là ung thư đại trực tràng. Do đó, những người không ăn nhiều thịt, tăng cường rau xanh trong thực đơn thường có một cơ thể khỏe mạnh và ít bệnh tật. 

Bạn nên thay đổi thói quen ăn thịt bằng một ít ngũ cốc nguyên hạt và rau quả đúng cách. Chuyên gia cho biết, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm chứa selenium hữu cơ như tảo biển sâu có thể làm giảm nguy cơ ung thư, ức chế sự sinh sản của tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

3. Sinh hoạt tình dục thường xuyên

Ảnh minh họa: Freepik

Có một mối quan hệ giữa đời sống tình dục thường xuyên và phòng chống ung thư, đặc biệt là với phụ nữ. Từ rất lâu trước đây, Tây y đã phát hiện ra rằng những phụ nữ hoạt động tình dục và sinh con có xác suất mắc ung thư vú thấp hơn nhiều so với những người kiêng khem thể chất. 

Vì vậy, đời sống tình dục vừa phải sẽ tạo ra những cảm xúc dễ chịu, có lợi để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, khôi phục sự cân bằng cảm xúc bên trong. Đây là những yêu tố cần thiết để ngăn ngừa ung thư.

4. Ăn đúng giờ và nhai chậm ba bữa một ngày

Hầu hết các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa có mối quan hệ nhất định với chế độ ăn uống, đặc biệt là ung thư dạ dày. Nếu bạn muốn dạ dày luôn khỏe mạnh, nên cần nhớ việc giữ chế độ ăn uống tốt. 

Bên cạnh đó, bạn nên ăn đúng bữa, lượng vừa phải để đường tiêu hóa có thể làm việc hiệu quả. Không những vậy, nhai kỹ có thể tránh làm tăng gánh nặng cho dạ dày, đặc biệt có lợi cho việc ngăn ngừa các khối u đường tiêu hóa.

5. Không hút thuốc và không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc

Khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi. Những người chưa bao giờ hút thuốc và tránh xa khói thuốc trong cuộc sống chắc chắn sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn nhiều. Điều này cũng có nghĩa là việc những người phụ nữ kết hôn với người không hút thuốc cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Vì vậy, nam giới nên hiểu được tầm quan trọng của việc bỏ thuốc lá để bảo vệ bản thân và gia đình.

6. Có người bên cạnh để chia sẻ những căng thẳng cuộc sống

Ảnh minh họa: MGMS

So với những người phải chịu áp lực một mình và âm thầm chịu đựng, người hay bày tỏ và có thể trút bầu tâm sự cho người khác sẽ có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn. 

Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải tìm được những ai thực sự là người thân và bạn bè xung quanh bạn, càng có nhiều người lắng nghe, bạn càng ít có khả năng bị ung thư.

7. Người thân trong gia đình không có tiền sử mắc bệnh ung thư

Đôi khi có một số mối liên hệ giữa ung thư và di truyền, điển hình là ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Đối với các loại ung thư khác, mặc dù không biểu hiện rõ ràng, nhưng nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh, các thành viên còn lại sẽ có khả năng mắc bệnh. 

Vì vậy, nếu bạn không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, khả năng bị bệnh không cao. Tuy nhiên, điều này không có chiều ngược lại, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh nếu bản thân không chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả.

8. Luôn có mục tiêu theo đuổi trong cuộc sống

Ảnh minh họa: Greatcoursesdaily

Thực tế là khi nghỉ hưu, một người có thể mắc những căn bệnh trầm trọng trong khoảng thời gian ngắn. Điều này có nhiều lý do, tuy nhiên, một trong số đó là sau khi nghỉ hưu, nhiều người cảm thấy mình trở nên thừa thãi, mất đi mục tiêu và sự tập trung. Khoảng cách tâm lý này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng miễn dịch. 

9. Không mắc bệnh mạn tính hoặc kiểm soát tốt các bệnh mãn tính

Sự xuất hiện của ung thư có liên quan đến sự phát triển lâu dài trong nhiều bệnh mạn tính như viêm phế quản, viêm gan, viêm tụy, viêm dạ dày... Do đó, ngăn ngừa và kiểm soát tốt các bệnh mạn tính sẽ giúp con người tránh xa ung thư.

Những nguyên nhân không ngờ dẫn đến đau lưng mạn tính

(Kiến Thức) - Đau lưng mạn tính  ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh, từ đi đứng, ngồi cho đến hệ thống tiêu hóa, nội tiết hoặc thần kinh. Vậy đâu là nguyên nhân gây đau lưng mạn tính?
 

Nhung nguyen nhan khong ngo dan den dau lung man tinh
 Một trong những nguyên nhân gây đau lưng mạn tính là do cơ cốt lõi yếu. Ảnh: diskdr.
Nhung nguyen nhan khong ngo dan den dau lung man tinh-Hinh-2
 Nhóm cơ cốt lõi được cấu tạo để giữ lưng thẳng. Nếu nhóm cơ này yếu thì áp lực tạo ra lên lưng sẽ lớn hơn. Ảnh: vtv1.
Nhung nguyen nhan khong ngo dan den dau lung man tinh-Hinh-3
 Bên cạnh đó, hút thuốc cũng là nguyên nhân gây đau lưng mạn tính. Ảnh: suckhoedoisong.
Nhung nguyen nhan khong ngo dan den dau lung man tinh-Hinh-4
 Hút thuốc lá làm cản trở hoạt động của động mạch, khiến động mạch thu hẹp. Ảnh: cotthoaivuong.
Nhung nguyen nhan khong ngo dan den dau lung man tinh-Hinh-5
 Các động mạch ở cột sống khi bị tổn thương có thể dẫn đến đau và suy giảm chức năng vận động của lưng. Ảnh: nhadatsinhthai.
Nhung nguyen nhan khong ngo dan den dau lung man tinh-Hinh-6
 Do đó, các nhà nghiên cứu tin rằng bỏ thuốc lá có thể góp phần giúp giảm đau lưng. Ảnh: giadinh.
Nhung nguyen nhan khong ngo dan den dau lung man tinh-Hinh-7
 Thừa cân là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng do lưng phải chống đỡ trọng lượng cơ thể nặng hơn, phải làm việc nhiều hơn. Ảnh: webflow.
Nhung nguyen nhan khong ngo dan den dau lung man tinh-Hinh-8
 Ngoài ra, tăng cân quá mức cũng khiến trọng tâm cơ thể bị hạ thấp, gây áp lực nhiều hơn cho lưng dưới. Ảnh: hellobacsi.
Nhung nguyen nhan khong ngo dan den dau lung man tinh-Hinh-9
 Những vấn đề như viêm xương khớp hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ dẫn đến đau lưng. Ảnh: thanhnien.

Bệnh ung thư hạch diễn viên Đức Thịnh mắc phải nguy hiểm thế nào?

(Kiến Thức) - Mới đây, diễn viên Đức Thịnh, người đóng vai Sơn Sọ trong phim "Đội đặc nhiệm nhà C21", chia sẻ anh đang bị ung thư hạch giai đoạn 2. Bệnh ung thư hạch nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 90%.

Nam diễn viên Đức Thịnh, sinh năm 1982, được nhiều người nhớ đến với vai diễn Sơn Sọ trong "Đội đặc nhiệm nhà C21". Anh phát hiện bị bệnh ung thư hạch vào đúng ngày sinh nhật của con trai vào cuối tháng 3 vừa qua.
Khi phát hiện có khối u sưng to ở cổ, diễn viên Đức Thịnh đã vào viện khám. Sau khi xét nghiệm ở vài nơi, anh nhận kết quả bị ung thư hạch vào ngày 25/3. Tới nay, nam diễn viên đang sống ở Hà Nội đã trải qua 4 lần truyền hóa chất.

Những dấu hiệu sớm phát hiện 5 bệnh ung thư nhiều người Việt mắc nhất

5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt gồm: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng; ung thư hầu họng. Ở nữ giới, hàng đầu là ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan.

Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat
Ảnh minh họa: Internet 
Hầu hết người bệnh được phát hiện mắc ung thư nói chung đã vào giai đoạn muộn của bệnh, nên thời gian sống sót thường ngắn. Nếu được phát hiện sớm dấu hiệu ung thư sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.
Ung thư vú: Ở Việt Nam, ung thư vú đứng hàng đầu các căn bệnh gây ung thư ở phụ nữ. Bệnh xuất hiện nhiều nhất từ 45-55 tuổi và đang ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ tuổi mắc căn bệnh này.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Bạn có mẹ và chị em ruột bị ung thư vú; Bạn có bệnh mạn tính hay một số bất thường tại vú; Bạn bị béo phì hoặc hay ăn đồ ăn béo; Bạn không có con, không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc có con đầu lòng muộn sau 30 tuổi.
Phát hiện sớm ung thư vú: Tự khám vú của mình hàng tháng sau kỳ kinh, đứng trước gương, bạn quan sát hình dáng kích thước màu sắc, sau đó thứ tự sờ nắn từng bên, so sánh và tự chiêm nghiệm. Dùng tay phải khám vú trái, nách trái và ngược lại. Sờ trực tiếp vú bằng 4 ngón tay, lần lượt trên dưới trong ngoài. Bạn có thấy cục gì không? Nắn nhẹ đầu vú xem có dịch màu, vàng lạ chảy không. Nếu thấy bất thường, đừng nghĩ vội là bị ung thư, hãy tới bác sĩ chuyên khoa hỏi ý kiến. Các bác sĩ sẽ khám, chụp vú và làm một số xét nghiệm cần thiết. Bị ung thư vú giai đoạn sớm, điều trị sớm giữ được vú mà vẫn bảo toàn cuộc sống lâu dài.
Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat-Hinh-2
 
Ung thư cổ tử cung: Hiệu quả điều trị 100% khi còn giai đoạn sớm.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Hoạt động tình dục sớm, giao hợp trước 20 tuổi. Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người. Vệ sinh phụ nữ kém. Đẻ nhiều. Nhiễm virut Herpes, Papilome.
Phát hiện sớm: Lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung và nhuộm tiêu bản để phát hiện mức độ thoái hóa tế bào. Biện pháp này là hữu hiệu nhất. Chỉ 5 phút bạn không phải khó chịu, hay đau đớn gì. Nếu có gì nghi ngờ bác sĩ sẽ khuyên bạn cách xét nghiệm tiếp và có biện pháp điều trị. Nên quệt cổ tử cung hàng năm sau 40 tuổi, vào ngày 12-14 sau hành kinh.
Ung thư đại tràng: Có thể phát hiện sớm.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh: Gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, vú, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang. Có polip (bướu thịt lành) trong ruột. Có bệnh viêm đại tràng mãn lâu ngày. Có thói quen ăn ít xơ, nhiều mỡ đạm. Tuổi trên 45.
Phát hiện sớm: Cần tìm hồng cầu trong phân khi bạn trên 45 tuổi, mỗi năm 1 lần nếu có đau bụng, ỉa nhày mũi, táo lỏng thất thường, phải đến khám bác sĩ chuyên khoa. Nếu nghi ngại sẽ soi trực tràng, hay soi đại tràng để phát hiện bệnh sớm.
Nhung dau hieu som phat hien 5 benh ung thu nhieu nguoi Viet mac nhat-Hinh-3
 
 Ung thư dạ dày: Nước ta nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao, hiệu quả phẫu thuật không cao nếu phát hiện muộn. Nhật Bản là nước đầu tiên nghĩ ra công nghệ phát hiện sớm và đã thành công với kết quả sống quá 5 năm tới trên 70%.